Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mẹ bầu bị đậu mùa khỉ có nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi không?

Ngày 15/01/2024
Kích thước chữ

Đậu mùa khỉ là một trong những căn bệnh phổ biến mà mẹ bầu rất dễ mắc phải khi mang thai. Vậy mẹ bầu bị đậu mùa khỉ có nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi không?

“Mẹ bầu bị đậu mùa khỉ có nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi không?” là thắc mắc của rất nhiều chị em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh đậu mùa khỉ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Nếu vẫn còn chưa hiểu rõ về căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ bắt nguồn từ việc cơ thể người bệnh bị nhiễm virus đậu mùa khỉ. Nó có thể dễ dàng lây nhiễm từ người sang người hoặc từ động vật sang người, đặc biệt là ở những vùng nhiệt đới như Trung Phi và Tây Phi.

Ngoài 2 con đường lây nhiễm trên, căn bệnh này cũng có thể lây truyền sang trẻ sơ sinh khi mẹ bầu mắc bệnh. Thông thường, chị em có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với quần áo, khăn mặt, chăn gối và vật dụng của bệnh nhân. Thậm chí, ngay cả khi tiếp xúc gần với dịch mủ, máu, nốt ban hoặc giọt bắn từ đường hô hấp, mẹ bầu cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Từ đó, lây bệnh sang bào thai hoặc nhau thai.

Mẹ bầu bị đậu mùa khỉ có nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi không? 1
Đậu mùa khỉ là căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của cả mẹ và bé 

Dấu hiệu cho biết mẹ bầu bị đậu mùa khỉ

Trên thực tế, mẹ bầu bị đậu mùa khỉ rất khó phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu, do các triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn với các căn bệnh da liễu khác. Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường mà người bệnh có tham khảo để kiểm tra liệu bản thân có đang mắc bệnh hay không nhé!

  • Sốt nhẹ, đau đầu;
  • Đau rát cổ họng, ho nhiều;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Viêm nhiễm hoặc nổi hạch tại bộ phận sinh dục;
  • Bề mặt da nổi lên các nốt phát ban, da sần, mẩn ngứa,...

Bệnh đậu mùa khỉ có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?

Mẹ bầu khi phát hiện bản thân mắc bệnh đậu mùa khỉ, đi kèm với nhiều các triệu chứng bất thường thì nên nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời. Thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm nên nếu các dấu hiệu này tiến triển nghiêm trọng, nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ sơ sinh một cách triệt để. Các biện pháp chữa bệnh chủ yếu tập trung vào việc làm thuyên giảm các triệu chứng. Do đó, nếu trẻ mắc bệnh đậu mùa khỉ ngay từ khi sinh ra, tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn nhiều so với người trưởng thành. Các biến chứng ở trẻ sơ sinh cũng nguy hiểm hơn, bao gồm: Nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi và các vấn đề về mắt. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ phải đối mặt với tình trạng tức ngực, khó thở.

Mẹ bầu bị đậu mùa khỉ có nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi không? 2
Bệnh đậu mùa làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện của trẻ 

Phương pháp điều trị và chăm sóc khi mẹ bầu bị đậu mùa khỉ

Việc xây dựng phác đồ điều trị và chăm sóc hợp lý khi mẹ bầu bị đậu mùa khỉ là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của cả mẹ và bé, cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm trong quá trình sinh nở. Cụ thể:

Đối với mẹ bầu

Trước hết, mẹ cần thông báo sớm với nhân viên y tế về tình trạng của bản thân để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện cách ly và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cho đến khi các triệu chứng của bệnh biến mất hoàn toàn. Đối với các nốt phát ban và tổn thương trên bề mặt da, bạn cần đảm bảo chúng đã bắt đầu lành lại, bong vảy và hình thành da non.

Chị em lưu ý không được tự ý điều trị khiến bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Ngay cả khi đã khỏi bệnh, bạn vẫn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong ít nhất 12 tuần đầu để đảm bảo bệnh không lây nhiễm sang đối phương.

Mẹ bầu bị đậu mùa khỉ có nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi không? 3
Mẹ bầu bị đậu mùa khỉ cần tuân thủ nghiêm túc các chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị

Đối với thai nhi

Để đảm bảo bệnh không gây nguy hại đối với quá trình phát triển của trẻ nhỏ, mẹ bầu nên chủ động kiểm tra sức khỏe của thai nhi hàng ngày, từ 2 - 3 lần/ngày. Thời gian siêu âm cũng được rút ngắn lại, đặc biệt là trong những đợt nhiễm trùng cấp tính. Nếu các triệu chứng trở nặng khi mẹ mang thai từ tuần thứ 26 trở lên, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp tim thai để đánh giá tình trạng hiện tại.

Trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra và sàng lọc khả năng sống sót của thai nhi. Vượt qua giai đoạn này, thai nhi sẽ cần được tiến hành sinh trắc học mỗi 10 - 14 ngày. Đồng thời, chụp giải phẫu chi tiết và đo thể tích của nước ối. Cuối cùng, khi bước vào 3 tháng cuối, chị em sẽ được chỉ định khám thai định kỳ 4 tuần/lần và siêu âm Doppler thai.

Mẹ bầu bị đậu mùa khỉ có nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi không? 4
Các triệu chứng bệnh cần được kiểm soát kịp thời để tránh tổn thương thai nhi

Mẹ bầu bị đậu mùa khỉ nên sinh mổ hay sinh thường?

Đến nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh về phương pháp sinh nở tối ưu cho chị em khi mắc bệnh đậu mùa. Do đó, để xác định liệu mẹ bầu nên sinh con theo cách thức nào, bác sĩ cần kiểm tra kỹ càng về tuổi thai, cân nặng ước tính của thai nhi và sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ.

Nếu nghi ngờ trẻ nhiễm bệnh từ trước khi sinh do lây truyền dọc, việc mổ lấy thai có thể gây hại cho tính mạng của mẹ bầu. Trong khi đó, nếu trẻ vẫn có một tỷ lệ nhỏ chưa nhiễm bệnh, mẹ có thể sẽ được chỉ định sinh mổ. Nguyên nhân là do virus đậu mùa khỉ thường lây nhiễm qua việc tiếp xúc với các vết thương hở. Vì vậy, quá trình chuyển dạ và sinh theo ngả âm đạo ở phụ nữ bị tổn thương bộ phận sinh dục sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng sau sinh.

Mẹ bầu bị đậu mùa khỉ có nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi không? 5
Mẹ bầu sẽ được chỉ định phương pháp sinh phù hợp, an toàn với sức khỏe 

Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa ở mẹ bầu

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm bệnh đậu mùa. Để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Không tiếp xúc với vật dụng của người bị bệnh như: Quần áo, ga trải giường, khăn tắm, bàn chải đánh răng, bát đũa,... Virus đậu mùa khỉ có thể bám trên bề mặt trong thời gian rất lâu, lên đến vài tuần.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tránh tiếp xúc gần với các loại động vật có vú như: Động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng,...
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý ăn chín, uống sôi.
  • Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi để ngăn chặn phát tán giọt bắn.
Mẹ bầu bị đậu mùa khỉ có nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi không? 6
Mẹ bầu nên chủ động thăm khám trong suốt quá trình mang thai 

Mẹ bầu bị đậu mùa khỉ có nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi không? Câu trả lời là Có. Để đảm bảo quá trình mang thai và sinh nở diễn ra an toàn, bạn hãy chủ động thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin