Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về virus đậu mùa khỉ

Ngày 28/07/2022
Kích thước chữ

Hiện nay, căn bệnh hiếm gặp đậu mùa khỉ đã trở thành dịch bệnh phức tạp và bùng phát, lây lan đến nhiều quốc gia trên thế giới. Vì là căn bệnh trước nay hiếm gặp nên không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vậy, virus đậu mùa khỉ là loại virus gì? Căn bệnh này cụ thể là như thế nào?

Tuy có tên là “Đậu mùa khỉ” nhưng thực chất căn bệnh này không phải do khỉ hay virus của khỉ gây ra. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ về virus đậu mùa khỉ và cụ thể căn bệnh này ra sao để có các biện pháp phòng tránh, bảo vệ bản thân khi cần thiết nhé!

Bệnh đậu mùa khỉ: Virus đậu mùa khỉ 

Tìm hiểu về virus đậu mùa khỉ1
Virus gây bệnh đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus

Bệnh đậu mùa khỉ là căn bệnh hiếm gặp, tác nhân gây bệnh là virus đậu khỉ thuộc chi Orthopoxvirus. Virus này mang tính chất gây bệnh và cấu trúc gần với bệnh thủy đậu và đậu mùa nhưng nhẹ hơn và không quá đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ gây những tổn thương trên da bởi những mụn mủ có thể từ một vài đến hàng trăm nghìn nốt ở khắp toàn thân và hạch to. Những mụn mủ khi vỡ ra gây mất thẩm mỹ và dễ làm cho da, xương và phổi bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu của bệnh

Dấu hiệu gây bệnh này không quá rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn sang một số bệnh khác. Nguy cơ gây bệnh được xác định là có liên quan đến các giọt bắn của đường hô hấp hay khi tiếp xúc, sống chung hoặc dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể lây từ động vật sang người qua vết xước da, vết cắn.

Khi bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ, một số triệu chứng có thể xuất hiện như: 

Biểu hiện ban đầu sẽ là sốt, sau đó 1 đến 3 ngày người bệnh sẽ bị nổi phát ban gây ngứa ngáy, khó chịu. Những nốt phát ban sẽ phát triển dần thành mụn, mụn bên trong có chứa dịch mủ. Mụn có thể xuất hiện ở khắp mặt hoặc cả cơ thể người bệnh không những gây mất thẩm mỹ mà khi mụn này vỡ ra còn có thể gây nhiễm trùng. Triệu chứng của bệnh sẽ được phát hiện sau từ 5 đến 21 ngày, bệnh kéo dài 2 đến 4 tuần sau đó tình trạng sẽ được cải thiện, mụn sẽ khô lại, đóng vảy và biến mất. Da được trở về trạng thái ban đầu.

Giai đoạn bệnh lây lan mạnh nhất

Tìm hiểu về virus đậu mùa khỉ2
Phát ban sớm là giai đoạn bệnh lây lan mạnh nhất

Giai đoạn mà bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan mạnh nhất chính là giai đoạn phát ban sớm. Giai đoạn này kéo dài khoảng 4 ngày với các biểu hiện là xuất hiện các đốm đỏ nhỏ trong miệng và lưỡi, phát ban toàn thân đi kèm với sốt.

So với sởi và thủy đậu, tốc độ lây của căn bệnh này vẫn chậm hơn. Bệnh nhân bị lây truyền bệnh đậu mùa chủ yếu là do tiếp xúc với người bệnh đang bị ốm và nằm trên giường, cần chăm sóc.

Bệnh đậu mùa khỉ có gây chết người không?

Bệnh đậu mùa khỉ có tốc độ lây lan không kém bệnh Covid 19 nhưng lại không quá nguy hiểm. Hiện nay chưa có cách đặc trị bệnh nhưng nếu điều trị theo phác đồ của của bác sĩ thì bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bệnh có thể biến chuyển nặng và gây tử vong cho người bệnh, tỷ lệ tử vong của bệnh này hiện nay là từ 3 đến 6%. Một số đối tượng mà bệnh có thể biến chuyển nặng và đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân đó chính là trẻ em và phụ nữ có thai. Các trường hợp bị nặng ở trẻ em được ghi nhận khá nhiều. Ngoài ra, bệnh còn gây một vài biến chứng khác như:

  • Viêm mô não;
  • Nhiễm trùng máu;
  • Viêm phế quản, viêm phổi;
  • Mất thị lực, nhiễm trùng giác mạc;
  • Da bị bong thành những mảng lớn.

Chúng ta không nên chủ quan với bệnh và cần có những biện pháp phòng tránh phù hợp.

Phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ

Tìm hiểu về virus đậu mùa khỉ3
Phòng tránh bệnh theo chỉ dẫn của Bộ Y tế

Tại Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ nào nhưng bạn đọc cũng nên biết những biện pháp phòng tránh bệnh do Bộ Y tế hướng dẫn.

  • Tiêm vacxin phòng bệnh đậu mùa khỉ. Hiện nay có 3 loại vắcxin trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả trên bệnh đậu mùa khỉ gồm: ACAM2000 (Pháp - Mỹ), LC16 (Nhật Bản) và MVA-BN (Đan Mạch).
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước rửa tay.
  • Có các biện pháp tránh các giọt bắn.
  • Không tiếp xúc, sinh hoạt chung với người bị nhiễm bệnh.
  • Không ăn thịt động vật hoang dã hoặc không rõ nguồn gốc.
  • Không tiếp xúc với các loài động vật hoang dã.
  • Cập nhật thường xuyên các thông tin về dịch bệnh. Nâng cao ý thức phòng dịch.

Trong thời gian ngắn gần đây, căn bệnh này đã lây lan đến các quốc gia Châu Âu khác. Chúng ta không nên chủ quan, cần chủ động tiêm phòng đậu mùa và thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp, chủ động thăm khám nếu phát hiện các biểu hiện bất thường hoặc cách ly khi nghi ngờ tiếp xúc với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.

Phương Linh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin