Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có không ít mẹ bầu vẫn giữ thói quen sinh hoạt và ăn uống vô tư thư thời trước khi mang thai, thậm chí là sử dụng bia rượu. Vậy bà bầu uống bia được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin để giải đáp cho vấn đề này nhé!
Trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu luôn được khuyến cáo không nên sử dụng các chất kích thích để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là rượu bia. Vậy mẹ bầu uống bia được không, rượu bia có ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ? Hãy cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe thai nhi nhé!
Bia là một loại đồ uống có cồn được lên men từ lúa mạch và độ cồn cũng nhẹ hơn so với rượu. Việc sử dụng bia với liều lượng vừa đủ sẽ mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, thậm chí còn có thể kết hợp làm đẹp cho phụ nữ. Thế nhưng việc tiêu thụ rượu bia quá mức, tức nhiều hơn 3 ly mỗi lần uống hoặc uống thường xuyên trên 7 lần/tuần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.
Như vậy, chúng ta cũng đã phần nào trả lời được cho câu hỏi mẹ bầu uống bia được không. Theo đó, việc sử dụng rượu bia trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy thai do rượu ở thai nhi, còn được biết đến với tên gọi viết tắt là FAS. Ngoài ra, mẹ bầu không nên uống bia khi mang thai vì một số lý do sau:
Như vậy, để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi, việc tránh tiếp xúc với cồn trong thời kỳ mang thai là quan trọng. Nếu có bất kỳ nhu cầu nào về việc thưởng thức bia hoặc đồ uống chứa cồn khác, việc thảo luận với bác sĩ trước là điều cần thiết để đảm bảo quyết định đúng đắn.
Ngoài vấn đề bà bầu uống bia được không thì các mẹ cũng cần hiểu rõ những tác hại của việc uống rượu bia đến sức khỏe của thai nhi. Theo tổ chức y tế quốc tế, việc tiêu thụ cồn trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các tình trạng như sảy thai, thai chết lưu và nhiều khuyết tật thể chất khác.
Cụ thể như:
Việc sử dụng bia rượu sẽ làm giảm lượng máu lưu thông giữa mẹ và bé. Điều này sẽ khiến trẻ không thể hấp thụ đủ dưỡng khí và chất dinh dưỡng cần thiết, khiến bé dễ bị non yếu và không thể phát triển khỏe mạnh.
Một số nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, cồn có thể liên quan đến các dị tật bẩm sinh về cả hình thái và khả năng vận động của thai nhi. Điều này càng khẳng định lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu uống bia được không. Câu trả lời ở đây rõ ràng là không bởi việc sử dụng rượu bia sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến thai nhi.
Ở giai đoạn thai kỳ, việc mẹ tiêu thụ nhiều rượu bia có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc màng tế bào của bé. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến các tế bào thần kinh của thai nhi và ảnh hưởng nặng nề mãi về sau.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ mắc hội chứng rượu bào thai sẽ phải đối diện với hậu quả suốt cả cuộc đời. Các tác động và dấu hiệu của trẻ có mẹ uống nhiều bia rượu bao gồm:
Việc phòng ngừa các vấn đề dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng của bia rượu là hoàn toàn có thể. Điều quan trọng đầu tiên là trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu nên ngừng tiêu thụ rượu bia. Càng ngưng sử dụng sớm thì càng tốt cho sức khỏe của thai nhi.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cai rượu bia, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế khác để được tư vấn và hỗ trợ. Trong cuộc hẹn khám thai đầu tiên hoặc bất kỳ lúc nào trong thời gian mang thai, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã khuyến nghị về việc tránh tiếp xúc với bia rượu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Trong trường hợp, nếu mẹ bầu vô tình tiêu thụ rượu bia khi đang mang thai và không biết phải làm gì thì tốt nhất là nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn. Điều này đặc biệt quan trọng để kiểm tra và giám sát thường xuyên. Từ đó phát hiện kịp thời bất kỳ dấu hiệu dị tật và có biện pháp xử lý thích hợp.
Vậy là các mẹ bầu cũng đã tìm được câu trả lời giải đáp cho thắc mắc "Bà bầu uống bia được không?" rồi. Mẹ đừng quên tham khảo thêm nhiều thông tin từ các nguồn uy tín để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.