Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mẹ bỉm bị đau lưng dưới gần mông sau sinh có nguy hiểm không?

Ngày 15/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau lưng dưới gần mông sau sinh là một trong những vấn đề sức khỏe rất thường gặp ở các mẹ bỉm. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Các mẹ phải làm khi khi đối mặt với nó?

Người xưa có câu “cửa sinh là cửa tử” để ví von sự nguy hiểm của các mẹ khi vượt cạn. Nhưng ít ai biết rằng sau khi sinh các mẹ bỉm vẫn phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong số đó, bị đau lưng dưới gần mông sau sinh là một trong những tình trạng phổ biến mà các mẹ bỉm gặp phải. Vậy nguyên nhân do đâu mà tình trạng này xuất hiện? Liệu bị đau lưng dưới gần mông sau sinh có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Vì sao các mẹ bị đau lưng dưới gần mông sau sinh?

Đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ sau sinh là tình trạng các mẹ bỉm có cơn đau lưng xuất hiện ở vùng lưng dưới kéo dài xuống hông và mông, từ đốt sống L1 - L5. Đây là một trong những tình trạng khá thường gặp ở các mẹ sau sinh và có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày.

Tình trạng đau lưng dưới gần mông sau sinh thường xuất hiện do sự thay đổi cơ học của cơ thể sau quá trình mang thai và sinh nở. Trong quá trình này, cơ thể của phụ nữ trải qua những biến đổi lớn để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi và quá trình sinh sản. Đặc biệt, cơ thể phải chịu đựng áp lực lớn trên khu vực lưng và mông, điều này có thể dẫn đến căng cơ và làm ảnh hưởng đến cấu trúc cơ bắp và xương. Điều này có thể gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể, dẫn đến đau lưng dưới gần mông sau khi sinh.

Mẹ bỉm bị đau lưng dưới gần mông sau sinh có nguy hiểm không? 1
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau lưng dưới gần mông sau sinh

Các vết thương sau sinh cũng có thể góp phần tạo ra cảm giác đau này ở các mẹ. Khi mang thai và sinh nở, các cơ bắp và dây chằng có thể bị căng ra hoặc bị tổn thương, từ đó gây ra cảm giác đau và không thoải mái ở phần lưng dưới. Đặc biệt đối với các mẹ sinh mổ thì vết thương từ ca mổ cũng có thể gây ra cảm giác đau kéo dài và khó chịu ở khu vực lưng dưới.

Bị đau lưng dưới gần mông sau sinh có nguy hiểm không?

Bị đau lưng dưới gần mông sau sinh không chỉ là một vấn đề về sức khỏe bình thường mà còn là một phần của quá trình phục hồi sau sinh mà phụ nữ phải đối mặt. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn, không thoải mái mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ.

Tuy nhiên các mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi đây cũng là một phản ứng bình thường của cơ thể và các cơn đau sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên nếu các cơn đau kéo dài, ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì rất có thể các mẹ đã bị chấn thương ở khu vực này. Khi đó hãy nhanh chóng di chuyển tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách xử lý và phòng ngừa tình trạng bị đau lưng dưới gần mông sau sinh

Để giảm tình trạng đau lưng dưới gần mông sau sinh, việc thực hiện các bài tập tập trung vào việc củng cố cơ bắp và cải thiện linh hoạt sẽ rất hữu ích cho các mẹ. Các bài tập như yoga, pilates và giãn cơ có thể giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho các cơ bắp quanh khu vực lưng và mông.

Mẹ bỉm bị đau lưng dưới gần mông sau sinh có nguy hiểm không? 2
Các mẹ bỉm có thể chườm nóng để giảm đau

Ngoài ra các mẹ cũng nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe để cải thiện tình trạng đau lưng và tăng cường sự lưu thông máu đến khu vực này, từ đó giúp cho cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn.

Nếu đau nhiều và các cơn đau có cường độ mạnh thì các mẹ có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp giảm đau tự nhiên như chườm nóng hoặc massage lưng để giúp giảm đau và hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Ngoài việc tập luyện và thực hiện các biện pháp giảm đau, các mẹ cũng nên chú ý đến tư thế trong hoạt động hàng ngày. Duy trì thực hiện tư thế đúng sẽ giúp giảm đau lưng dưới gần mông sau sinh hiệu quả hơn và ngăn ngừa mắc các bệnh về cơ, xương, khớp. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn giữ lưng thẳng khi ngồi, đứng hoặc nâng vật nặng. Các mẹ cũng có thể sử dụng gối hỗ trợ khi ngồi hoặc nằm để góp phần giảm áp lực lên khu vực lưng và mông.

Trong quá trình chăm sóc em bé các mẹ cũng có thể tìm đến các phương tiện hỗ trợ như cũi có thể điều chỉnh hoặc ghế ngồi cho em bé để giảm bớt việc thường xuyên bế con, gây áp lực lên lưng và mông.

Mẹ bỉm bị đau lưng dưới gần mông sau sinh có nguy hiểm không? 3
Các mẹ có thể dùng cũi để giảm thời gian bế bé

Cuối cùng, đừng quên chăm sóc cơ thể của bạn bằng cách đảm bảo luôn đủ ngủ giấc, giữ cho tinh thần thoải mái và bổ sung dinh dưỡng cân đối. Các bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc cơ thể toàn diện như tắm nước ấm hoặc thực hiện bài tập giãn cơ để giảm căng thẳng và giữ cho cơ bắp linh hoạt.

Kết hợp linh hoạt những biện pháp này có thể hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh và giảm đau lưng dưới gần mông hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy cơn đau không giảm đi hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Khi nào cần có sự can thiệp y tế?

Như những chia sẻ trên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự xử lý tình trạng bị đau lưng dưới gần mông sau sinh tại nhà. Nếu các biện pháp tự chăm sóc và thay đổi lối sống hàng ngày không giúp giảm đau hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn thì các mẹ nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế.

Mẹ bỉm bị đau lưng dưới gần mông sau sinh có nguy hiểm không? 4
Hãy tìm kiếm sự can thiệp y tế khi cần thiết

Việc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế là rất quan trọng để đảm bảo rằng không có vấn đề nào nghiêm trọng liên quan tới sức khỏe của bạn bị bỏ lỡ. Tùy theo nguyên nhân dẫn tới cơn đau và tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp điều trị khác nhau như điều trị vật lý trị liệu, châm cứu hoặc chỉ định dùng thuốc giảm đau phù hợp.

Bị đau lưng dưới gần mông sau sinh là tình trạng mà rất nhiều mẹ bỉm gặp phải. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, hãy tự quan sát và lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu bạn cảm thấy đau nhiều trong thời gian dài hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được sự chăm sóc và can thiệp điều trị chính xác, kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm