Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mẹ sau sinh ăn hủ tiếu được không? Sau sinh bao lâu được ăn hủ tiếu?

Ngày 30/10/2024
Kích thước chữ

Hủ tiếu là một trong những món ăn đơn giản, dễ tiêu hóa, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Vậy, mẹ sau sinh ăn hủ tiếu được không? Cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua các thông tin được cung cấp trong bài viết bên dưới nhé!

Sau sinh, chế độ dinh dưỡng của mẹ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu để vừa phục hồi sức khỏe, vừa đảm bảo nguồn sữa cho bé. Theo đó, không ít mẹ băn khoăn liệu sau sinh ăn hủ tiếu được không hay ăn hủ tiếu có gây mất sữa không.

Thành phần dinh dưỡng của hủ tiếu

Hủ tiếu là một món ăn phổ biến tại miền Nam Việt Nam, được làm từ sợi gạo qua quá trình chế biến của người Triều Châu và người Mân Nam (Trung Quốc). Đây là món dễ tiêu, phù hợp với khẩu vị của nhiều người và có nhiều loại như hủ tiếu sa tế, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu gõ, hủ tiếu bò kho, hủ tiếu mực, hủ tiếu Mỹ Tho...

Một bát hủ tiếu trung bình cung cấp khoảng 450 calo, gồm 34.8g protein, 1g chất xơ, 10.7g chất béo, 54.5g tinh bột, 59.3mg canxi, 8.6mg vitamin A và C cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Hàm lượng dinh dưỡng này thay đổi tùy thuộc vào nguyên liệu kèm theo như thịt bò, sườn heo, thịt gà, tôm, mực,...

Mẹ sau sinh ăn hủ tiếu được không? Sau sinh bao lâu được ăn hủ tiếu? 1
Hủ tiếu là một món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích

Mẹ sau sinh ăn hủ tiếu được không?

Vậy, mẹ sau sinh ăn hủ tiếu được không? Mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn hủ tiếu vì đây là món ăn lành tính và giàu dinh dưỡng. Hủ tiếu cung cấp cho mẹ một lượng protein, chất béo, tinh bột, canxi, sắt và nhiều vitamin cần thiết, giúp giảm mệt mỏi và phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng.

Lợi ích của việc ăn hủ tiếu sau sinh có thể kể đến như:

  • Cung cấp năng lượng: Sự kết hợp giữa tinh bột, protein, chất xơ và vitamin từ các loại rau củ giúp mẹ bổ sung năng lượng đầy đủ, tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.
  • Giảm nguy cơ thiếu máu: Nếu mẹ chọn hủ tiếu với các loại thịt đỏ như thịt bò, sẽ được cung cấp thêm sắt - khoáng chất quan trọng giúp tái tạo hồng cầu, bù đắp lượng máu đã mất khi sinh nở, giảm nguy cơ thiếu máu.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Trong các loại thịt và rau củ ăn kèm, vitamin C và flavonoids giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt.
  • Dễ tiêu hóa: Hủ tiếu là món nước, giúp mẹ dễ tiêu hóa, tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu.
  • Chắc khỏe xương khớp: Với hàm lượng canxi khá phong phú, hủ tiếu hỗ trợ duy trì sức khỏe xương và răng của mẹ.

Tuy nhiên, đối với mẹ sinh mổ, chỉ nên ăn hủ tiếu khi đã “xì hơi” để giảm áp lực lên vết mổ. Mẹ nên tránh ăn hủ tiếu hải sản cho đến khi vết thương mổ lành hẳn để tránh gây kích ứng hay mưng mủ vết mổ.

Mẹ sau sinh ăn hủ tiếu được không? Sau sinh bao lâu được ăn hủ tiếu? 2
Mẹ sau sinh ăn hủ tiếu được không là thắc mắc của nhiều người

Mẹ sau sinh ăn hủ tiếu có bị mất sữa không?

Không chỉ thắc mắc sau sinh ăn hủ tiếu được không mà câu hỏi ăn hủ tiếu có gây mất sữa không cũng được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Việc ăn hủ tiếu sau sinh không gây mất sữa. Ngược lại, hủ tiếu kết hợp với các loại thịt như bò, gà, thịt heo còn cung cấp nhiều protein, chất béo, sắt, canxi và phốt pho - những chất dinh dưỡng giúp mẹ khỏe mạnh và có nguồn sữa dồi dào cho bé.

Một số nghiên cứu dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, các loại thực phẩm giàu protein và vitamin từ món hủ tiếu còn giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ, hỗ trợ hệ tiêu hóa và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh.

Sau sinh bao lâu được ăn hủ tiếu?

Thời điểm ăn hủ tiếu sau sinh tùy thuộc vào việc mẹ sinh thường hay sinh mổ.

  • Với mẹ sinh thường, sau khoảng 2 - 3 ngày là có thể ăn các loại hủ tiếu kết hợp với thịt heo, sườn heo hoặc thịt gà.
  • Với mẹ sinh mổ, nên đợi khoảng 1 - 2 tháng khi vết mổ lành hẳn rồi mới ăn hủ tiếu hải sản (như mực, tôm, ốc). Vì hải sản có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, không tốt cho vết mổ chưa lành.

Ngoài ra, mẹ sau sinh cần tránh ăn hủ tiếu sa tế vì tính cay nóng của sa tế có thể làm nóng sữa mẹ. Điều này dễ khiến bé bị rôm sảy, ngứa ngáy và quấy khóc.

Mặc dù hủ tiếu là món ngon, dễ tiêu hóa và bổ dưỡng, mẹ sau sinh nên ăn với lượng vừa phải. Trung bình, mẹ có thể ăn từ 2 - 3 bát hủ tiếu mỗi tuần. Các bữa ăn còn lại, mẹ nên ăn cơm kèm theo trứng, cá, thịt, tôm, rau củ để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Mẹ sau sinh ăn hủ tiếu được không? Sau sinh bao lâu được ăn hủ tiếu? 2
Mẹ sau sinh nên ăn hủ tiếu với lượng vừa phải

Một số điều cần lưu ý khi ăn hủ tiếu sau sinh

Để đảm bảo sức khỏe khi ăn hủ tiếu, mẹ sau sinh cần lưu ý:

  • Chọn địa điểm an toàn vệ sinh: Nếu mẹ mua hủ tiếu ở ngoài, hãy chọn những cửa hàng uy tín để tránh ngộ độc hay đau bụng.
  • Tự chế biến tại nhà: Mẹ có thể tự nấu hủ tiếu hoặc nhờ người thân để kiểm soát chất lượng nguyên liệu và gia giảm gia vị cho phù hợp.
  • Ăn hủ tiếu với lượng vừa phải: Không nên ăn hủ tiếu thay cơm thường xuyên vì có thể khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Ăn vào bữa sáng hoặc trưa: Tránh ăn hủ tiếu vào buổi tối vì dễ gây đầy bụng, khó ngủ.
  • Kết hợp cùng rau củ: Mẹ nên ăn hủ tiếu kèm rau để bổ sung thêm chất xơ và chống ngán.
Mẹ sau sinh ăn hủ tiếu được không? Sau sinh bao lâu được ăn hủ tiếu? 3
Mẹ cần kiểm soát chất lượng nguyên liệu khi ăn hủ tiếu tại nhà

Thắc mắc về việc mẹ sau sinh ăn hủ tiếu được không đã được giải đáp cụ thể trong bài viết trên. Do đó, mẹ sau sinh có thể ăn hủ tiếu và không cần lo lắng về việc món ăn này gây mất sữa. Tuy nhiên, hãy lựa chọn nguyên liệu lành mạnh, ăn đúng lượng và thời điểm phù hợp để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin