Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng khôn gây ra không ít phiền toái cho bạn bởi cách mọc cũng như sự tồn tại của chiếc răng này rất khác biệt so với các răng còn lại trong cung hàm. Thêm vào đó, trong quá trình mọc, răng khôn còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Một câu hỏi đặt ra: Mọc răng khôn nổi hạch có nguy hiểm không?
Mọc răng khôn nổi hạch là một trong những biến chứng khá phổ biến hiện nay. Vậy vì sao mọc răng khôn lại nổi hạch? Cách khắc phục tình trạng này ra sao? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này trong bài viết sức khỏe hôm nay nhé.
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8. Đây là chiếc răng mọc cuối cùng của hàm, thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 đến 25.
Cung hàm của con người sẽ chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng chính bao gồm 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới. Từ 18 tuổi trở lên, khi các răng vĩnh viễn này đã ổn định, răng 8 sẽ mọc lên. Lúc này, cung hàm không còn đủ chỗ cho những chiếc răng 8 này nữa. Đây chính là lý do răng khôn thường mọc ngầm, mọc lệch và bị kẹt trong xương hàm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ 4 chiếc răng khôn. Nhiều trường hợp chỉ mọc 1, 2 hoặc 3 chiếc, thậm chí là không mọc chiếc nào. Răng khôn không mọc ra ngoài không có nghĩa là bạn không có răng khôn mà có thể răng của bạn bị kẹt trong xương, không thể mọc lên được.
Hiện nay, răng khôn vẫn đang là vấn đề tranh cãi do chức năng của loại răng này không rõ ràng trong khi lại gây ra rất nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Cụ thể, khi răng khôn mọc ra có thể dẫn đến một số biến chứng như: Viêm lợi , tiêu xương, sâu kẽ răng 7 thậm chí là hỏng răng 7, răng chen chúc, khít hàm, u nguyên bào men…
Bạn có thể nhận biết răng khôn mọc thông qua các dấu hiệu dưới đây:
Theo thống kê, cơ thể con người có khoảng 450 hạch bạch huyết. Chức năng của các hạch bạch huyết là kích thích phản ứng miễn dịch và chống nhiễm trùng. Khi cơ thể bạn ở trạng thái khỏe mạnh, hạch sẽ không nổi lên, song nếu hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, nhiễm trùng hoặc khi bạn mắc phải một bệnh lý ác tính nào đó thì các hạch lympho sẽ nổi lên. Có thể thấy rằng nổi hạch chính là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang dần suy yếu. Vậy mọc răng khôn nổi hạch có nguy hiểm không?
Trên thực tế, nếu bạn bị đau răng hoặc viêm chân răng do mọc răng không, hạch bạch huyết có thể xuất hiện ở quai hàm hoặc cổ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tại vị trí mọc răng khôn có viêm nhiễm. Thêm vào đó, họng và tai là hai bộ phận thông với nhau. Nếu tình trạng viêm nhiễm này không được điều trị kịp thời, hạch có thể lan sang tai và cổ, gây viêm họng và viêm amidan.
Mặc dù mọc răng khôn nổi hạch gây đau nhức và khó chịu, song tình trạng này không quá nguy hiểm và bạn không nên quá lo lắng. Tuy vậy, bạn cũng không nên chủ quan. Việc bạn cần làm lúc này là đến các phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Mọc răng khôn nổi hạch tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của bạn. Vậy phải làm sao khi mọc răng khôn nổi hạch?
Dưới đây là một số cách giảm sưng và giảm đau hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo:
Chườm lạnh là một trong những cách giảm sưng đau hiệu quả khi mọc răng khôn nổi hạch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi chườm lạnh, hơi lạnh sẽ khiến cho mạch máu co lại từ đó ức chế hoạt động của dây thần kinh cảm giác. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị một viên đá nhỏ cho vào bên trong một miếng gạc hoặc một chiếc khăn mỏng sau đó áp sát vào vùng mặt ngoài vị trí sưng đau. Chườm 30 phút sau đó nghỉ 30 phút. Tích cực chườm cho đến khi cơn đau thuyên giảm. Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và có hướng xử trí kịp thời.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều bạn cần thực hiện nghiêm túc mỗi ngày kể cả khi không bị đau do mọc răng khôn nổi hạch. Việc làm này sẽ giúp bạn làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng từ đó ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Cách thực hiện: Chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm đồng thời làm sạch tất cả các mặt của răng. Để làm sạch các kẽ răng, bạn nên kết hợp sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa hoặc máy tăm nước.
Nếu bạn cảm thấy đau nhức ngày một nhiều, sưng hạch bạch huyết ở góc hàm và cổ, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa ngay để được thăm khám và điều trị dứt điểm (nếu cần). Qua thăm khám lâm sàng và chụp phim x-quang răng, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây đau và nổi hạch từ đó tư vấn cho bạn hướng điều trị phù hợp nhất.
Hiện nay có rất nhiều các cơ sở nha khoa mọc lên san sát, trước khi quyết định đến thăm khám, bạn cần tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để tránh gặp phải các biến chứng trong và sau khi điều trị.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề mọc răng khôn nổi hạch mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chủ đề ngày hôm nay. Chúc bạn sẽ luôn có thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết trên đây của Nhà thuốc Long Châu.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.