Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Môn vị là một cơ quan trong hệ tiêu hóa, đảm nhận nhiệm vụ giữ thức ăn trong dạ dày. Cùng Long Châu tìm hiểu để biết rõ môn vị nằm ở vị trí nào trong cơ thể thông qua bài viết sau.
Môn vị đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của cơ thể con người. Do đó, khi môn vị gặp vấn đề, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy cụ thể môn vị nằm ở vị trí nào? Và các bệnh thường gặp ở môn vị là gì?
Môn vị nằm ở vị trí nào? Môn vị là một van cơ bắp quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, chịu trách nhiệm lưu giữ thức ăn trong dạ dày cho đến khi nó được chuẩn bị sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn tiếp theo của quá trình tiêu hóa.
Vị trí cụ thể của môn vị trong cơ thể con người là ở phần ngang của dạ dày, kéo dài từ góc khuyết của bờ cong nhỏ đến lỗ môn vị. Môn vị được xác định bởi biên giới của bờ cong lớn, nằm ở phía bên trái của điểm phình của bờ cong lớn, đặt ngay trước góc khuyết của bờ cong nhỏ.
Cấu trúc của môn vị được phân chia thành hai phần chính: Hang môn và ống môn vị. Hang môn vị có hình dạng giống như một chiếc phễu và sản xuất gastrin - một hormone quan trọng điều tiết sự tiết axit trong dạ dày và quá trình tiêu hóa chung của cơ thể. Ống môn vị nối tiếp từ hang môn đến tá tràng, nó nằm gần đốt sống thắt lưng ở phía bên phải của cơ thể.
Ngoài vấn đề môn vị nằm ở vị trí nào?, thì những bệnh lý thường gặp tại môn vị cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở môn vị:
Hẹp môn vị xảy ra khi thức ăn bị kẹt lại trong dạ dày và không thể di chuyển xuống ruột hoặc di chuyển rất hạn chế. Nếu tình trạng hẹp môn vị không được kiểm soát và tiến triển nặng, có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng thức ăn và dịch vị dạ dày, gây ra triệu chứng như nôn mửa kéo dài, mất cân bằng điện giải, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và sụt cân nhanh chóng.
Viêm dạ dày vùng tiền môn vị không phải là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và có nguy cơ phát triển ung thư môn vị hoặc ung thư dạ dày.
Các nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày vùng tiền môn vị bao gồm: Nhiễm vi khuẩn HP, chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng quá mức kháng sinh và thuốc giảm đau, tình trạng căng thẳng, các rối loạn tự miễn, HIV, bệnh Crohn và đái tháo đường.
Ung thư môn vị dạ dày là tình trạng khi các tế bào ở khu vực môn vị của dạ dày phát triển không bình thường, mất kiểm soát, hình thành các khối u. Khi tiến triển, các khối u ác tính ở môn vị có thể lan rộng ra và di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong.
Khi khu vực môn vị bị tổn thương và mạch máu bị giãn nở, gây ra các triệu chứng như phù nề và xung huyết, người ta gọi là viêm phù nề môn vị. Tình trạng này có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng và tạo ra nhiều vết loét tại môn vị dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm môn vị có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Hẹp môn vị, chảy máu tiêu hóa, thủng và ung thư dạ dày.
Hẹp phì đại môn vị là một bệnh lý ở đường tiêu hóa có thể xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Bệnh này xảy ra khi lớp cơ môn vị phì đại tăng sinh và làm cho lỗ môn vị bị co lại, ngăn chặn thức ăn từ dạ dày không thể đi xuống ruột. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất nước ở trẻ, gây sụt cân nhanh chóng và suy kiệt nặng.
Môn vị đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của chúng ta và có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Việc hiểu và nhận biết các triệu chứng cũng như điều trị kịp thời là rất quan trọng để duy trì sức khỏe toàn diện.
Sau khi đã tìm hiểu về vấn đề môn vị nằm ở vị trí nào? Và các bệnh thường gặp ở môn vị là gì? Chúng ta cùng đến với phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở môn vị.
Dưới đây là những hướng dẫn về chế độ ăn hàng ngày bạn nên lưu ý:
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt theo cách khoa học cũng là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý ở môn vị dạ dày. Dưới đây là một số điều cần ý:
Ngoài ra, việc thăm khám sức khỏe dạ dày định kỳ 6 tháng một lần là rất quan trọng để phát hiện sớm các nguy cơ, từ đó đề xuất phương án điều trị và ngăn ngừa các biến chứng xấu.
Trên đây là những thông tin mà Long Châu đã chia sẻ về vấn đề môn vị nằm ở vị trí nào và các bệnh thường gặp ở môn vị là gì? Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môn vị đối với sức khỏe của cơ thể.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.