Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Một số biến chứng đau mắt đỏ và cách phòng ngừa biến chứng ai cũng cần biết

Ngày 23/03/2024
Kích thước chữ

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ phổ biến nhất ở người lớn là do virus, trong khi ở trẻ em nguyên nhân do vi khuẩn chiếm ưu thế. Nhiễm virus có thể xảy ra cùng với các triệu chứng khác của cảm lạnh thông thường. Khi không chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ để lại một số biến chứng đau mắt đỏ.

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ là bệnh về mắt phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc bệnh có liên quan đến nguyên nhân cơ bản và thay đổi theo độ tuổi cũng như thời gian trong năm. Viêm kết mạc cấp tính thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, trẻ em trong độ tuổi đi học và người già. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm kết mạc nhiễm trùng là viêm kết mạc do virus. Một số biến chứng đau mắt đỏ sẽ được trình bình dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ

Viêm kết mạc, còn gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp ngoài cùng của phần lòng trắng của mắt và bề mặt bên trong của mí mắt. Khi bị đau mắt đỏ, triệu chứng phổ biến đó là phù nề kết mạc, phần lòng trắng sẽ có màu hồng hoặc hơi đỏ, có thể chảy nhiều nước mắt hơn, đổ nhiều ghèn và khiến cho người bệnh khó mở mắt vào buổi sáng. Mặc dù đau mắt đỏ biểu hiện trực tiếp trên mắt nhưng cơ bản không gây ảnh hưởng đến thị lực và đồng tử vẫn sẽ phản xạ ánh sáng bình thường nếu bệnh ở mức độ nhẹ.

Một số biến chứng đau mắt đỏ1
Khi bị đau mắt đỏ, triệu chứng phổ biến đó là phù nề kết mạc, phần lòng trắng sẽ có màu hồng hoặc hơi đỏ

Đau mắt đỏ có thể do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc dị ứng với phấn hoa, lông động vật,... và có thể lây lan giữa người với người. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt và có thể gây ra một số biến chứng đau mắt đỏ nếu không được điều trị đúng cách. 

Khoảng 65% các tình trạng đau mắt đỏ sẽ khỏi trong vòng 2 - 5 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh nhân có thể chủ quan, nếu nhận thấy mắt có những biểu hiện bất thường, hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp để phục hồi hiệu quả. Phương pháp chẩn đoán đau mắt đỏ hiện nay chủ yếu dựa trên kiểm tra bằng mắt thường, kiểm tra bằng kính hiển vi sinh học,...

Một số biến chứng đau mắt đỏ

Nếu tình trạng đau mắt đỏ không điều trị đúng cách sẽ có thể gây ra một số biến chứng cho mắt như sau:

Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc của mắt, vòm trong suốt ở mặt trước của mắt bị viêm. Tình trạng này thường được biểu hiện bằng cơn đau từ trung bình đến dữ dội và thường liên quan đến bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Đau, suy giảm thị lực, sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng), mắt đỏ và cảm giác có sạn. Chẩn đoán viêm giác mạc thường được thực hiện trên lâm sàng dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng cũng như khám mắt, nhưng có thể lấy mẫu giác mạc và đánh giá bằng cách nuôi cấy vi sinh hoặc xét nghiệm khác để xác định mầm bệnh gây bệnh.

Loét giác mạc

Loét giác mạc là một tình trạng viêm hoặc nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng giác mạc liên quan đến sự phá vỡ lớp biểu mô của nó kèm theo sự tham gia của mô đệm giác mạc. Đây là một tình trạng phổ biến ở người, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới và trong nông nghiệp. Ở các nước đang phát triển, trẻ em thiếu vitamin A có nguy cơ cao bị loét giác mạc và có thể bị mù cả hai mắt kéo dài suốt đời. Trong nhãn khoa , loét giác mạc thường đề cập đến tình trạng nhiễm trùng, trong khi thuật ngữ mài mòn giác mạc đề cập nhiều hơn đến vết thương do trầy xước.

Một số biến chứng đau mắt đỏ2
Loét giác mạc là một trong những biến chứng đau mắt đỏ

Sẹo giác mạc

Đau mắt đỏ do hóa chất, đặc biệt là bỏng kiềm, thường là trường hợp cấp cứu y tế vì chúng có thể dẫn đến sẹo giác mạc nghiêm trọng và viêm nội nhãn. Những người bị đau mắt đỏ không nên chạm vào mắt để tránh làm hóa chất lây lan.

Mù lòa

Biến chứng đau mắt đỏ nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến mù lòa, vì vậy cần cẩn trọng và tuân thủ điều trị để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh.

Phương pháp điều trị đau mắt đỏ hiện nay

Việc điều trị đau mắt đỏ hiện nay chủ yếu tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể:

  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Sử dụng thuốc kháng sinh dùng đường uống, nhỏ mắt hoặc bôi (thuốc mỡ). 
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Điều trị bằng thuốc kháng sinh histamine (ví dụ diphenhydramine), thuốc chống viêm steroid,... Ngoài ra, nước mắt nhân tạo hoặc phương pháp chườm đá lạnh có thể làm giảm bớt sự khó chịu, đau nhức,...
  • Đau mắt đỏ do kích ứng: Nếu nguyên nhân gây kích ứng là hóa chất, cần được điều trị bằng cách nhỏ bằng dung dịch Ringer lactate hoặc nước muối.
  • Đau mắt đỏ do bệnh lây truyền qua đường tình dục: Điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus, có thể là thuốc dùng đường uống hoặc bôi.
  • Đau mắt đỏ do bệnh tự miễn: Điều trị bệnh tiềm ẩn trong cơ thể và điều trị các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ để người bệnh không bị khó chịu, đau nhức.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý tăng hoặc giảm liều.

Một số biến chứng đau mắt đỏ4
Viêm kết mạc do hóa chất được điều trị bằng cách nhỏ bằng dung dịch Ringer lactate hoặc nước muối

Các phòng ngừa biến chứng đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ có thể điều trị một cách dễ dàng, nhưng nếu người bệnh chủ quan để bệnh ngày càng tiến triển nặng sẽ gây ra những biến chứng đau mắt đỏ. Một số biện pháp phòng ngừa biến chứng sẽ được trình bày sau đây:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa sạch tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi nhỏ mắt.
  • Hạn chế dùng tay chạm hoặc dụi mắt.
  • Sử dụng khăn mặt sạch và không dùng chung khăn với người khác.
  • Không sử dụng các sản phẩm dưỡng vùng mắt như kem dưỡng mắt, dưỡng mi,...
  • Hạn chế trang điểm, đặc biệt là không trang điểm vùng mắt.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho mắt như thực phẩm giàu vitamin A (cá, cà chua, rau có màu xanh đậm, cà rốt,...), vitamin B (bông cải xanh, nấm, các loại đậu, hạt,...), vitamin C (dâu tây, ổi, cam, cải xanh, ớt chuông,...), vitamin K (dưa chuột, cần tây, măng),...
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và ngứa (tôm, cua,...), món ăn có tính nóng (thịt dê, ớt, tỏi,...), thức uống chứa chất kích thích (rượu bia, cà phê, nước uống có ga,...), một số loại thực phẩm khác như rau muống, mỡ động vật.
Một số biến chứng đau mắt đỏ3
Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị đau mắt đỏ để phòng biến chứng

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về một số biến chứng đau mắt đỏ. Mặc dù bệnh có thể tự khỏi không cần điều trị nhưng người bệnh không nên chủ quan nếu như sau nhiều ngày bệnh không thuyên giảm. Khi có tiến triển bệnh nặng hơn, bệnh nhân cần khám và tư vấn bởi bác sĩ có chuyên môn. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin