Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người trong chúng ta đã từng cảm thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn làm giảm hiệu suất công việc. Do một số ngành nghề hoặc lý do khác, chúng ta thường không thể ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Vậy có cách ngủ ít không mệt mỏi và luôn tỉnh táo hay không?
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Chắc hẳn bạn không muốn bắt đầu một ngày làm việc hay học tập với đôi mắt “gấu trúc” và tinh thần uể oải vì thiếu ngủ. Để cải thiện chất lượng cuộc sống, hãy tham khảo những cách ngủ ít không mệt mỏi trong bài viết sau đây.
Mỗi độ tuổi có nhu cầu giấc ngủ khác nhau, với trẻ nhỏ cần nhiều thời gian hơn. Cụ thể, trẻ sơ sinh cần từ 11 - 17 giờ, thanh thiếu niên cần từ 9 - 12 giờ để hỗ trợ sự phát triển, trong khi người trưởng thành và người già cần từ 7 - 8 giờ mỗi ngày để duy trì sức khỏe tối ưu. Giấc ngủ trọn vẹn là rất quan trọng, nhưng với nhu cầu công việc và cuộc sống ngày càng cao, nhiều người phải làm việc nhiều hơn và đối mặt với áp lực về kinh tế và gia đình, dẫn đến tình trạng mất ngủ. Nhiều người làm việc suốt đêm hoặc bị stress. Vì vậy họ đặt ra câu hỏi “Làm sao để ngủ ít mà vẫn tỉnh táo và khỏe mạnh?” Mặc dù nghe có vẻ phản khoa học, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy việc ngủ ít nhưng vẫn duy trì sức khỏe là điều hoàn toàn khả thi.
Phương pháp này rất phổ biến và dễ áp dụng. Giấc ngủ được chia thành các chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút, bao gồm 5 giai đoạn:
Thời gian ngủ tối đa cho người trưởng thành là 6 chu kỳ, tức khoảng 9 giờ mỗi đêm, trong khi thời gian ngủ tối thiểu là 3 chu kỳ, tương đương khoảng 4,5 giờ. Bằng cách điều chỉnh số lượng chu kỳ ngủ trong khoảng từ 3 đến 6, bạn có thể nằm trong giai đoạn ngủ mơ, từ đó giúp người trưởng thành ngủ ít mà không cảm thấy mệt.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy cơ thể có thể thích nghi với giấc ngủ ngắn trong thời gian dài. Câu hỏi về khả năng các cơ quan hoạt động bình thường khi ngủ ít vẫn chưa được giải đáp.
Hơn nữa, việc xác định thời gian ngủ hợp lý không dễ dàng và bạn có thể không tỉnh giấc đúng giờ. Ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề như trầm cảm, cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim.
Ngủ nhiều lần trong một ngày thay vì chỉ một lần mỗi đêm được gọi là ngủ đa pha. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là chia thành sáu giấc ngủ ngắn 20 phút cách đều nhau trong ngày, tổng cộng là 3 giờ/ngày.
Nhiều người áp dụng phương pháp này tin rằng ngủ đa pha giúp họ nghỉ ngơi hiệu quả hơn và giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng vào giấc ngủ trong khoảng thời gian ngắn như vậy. Thay vì giúp bạn tỉnh táo, điều này có thể dẫn đến chứng mất ngủ.
Ngủ ít vẫn khỏe, không mệt khi thực hiện cách này: Cứ 6 giờ, bạn sẽ ngủ 1 lần, mỗi lần 30 phút. Một ngày, bạn ngủ 4 lần với tổng thời gian chỉ 2 giờ. Cha đẻ của phương pháp này là kiến trúc sư Buckminster Fuller người Mỹ. Ông đã áp dụng phương pháp ngủ ít trong 2 năm và cảm thấy luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng tích cực.
Kiểu ngủ này yêu cầu người thực hiện chỉ ngủ 2 giờ mỗi đêm và thêm 20 phút ban ngày. Nikola Tesla, một nhà khoa học đã thực hành phương pháp này, làm việc gần như suốt đêm và chỉ nạp năng lượng qua 2 giờ 20 phút ngủ mỗi ngày. Ông đã chứng minh rằng ngủ ít mà vẫn khỏe là điều hoàn toàn khả thi.
Các phương pháp ngủ ít trên mang lại kết quả ấn tượng; những người thực hiện cảm thấy khỏe mạnh, tỉnh táo và đủ năng lượng làm việc. Tuy nhiên, những cách này chỉ phù hợp với những người có nhiều thời gian rảnh, khó có thể áp dụng trong cuộc sống hiện đại.
Cách ngủ này yêu cầu bạn ngủ 5 giờ mỗi đêm và 1,5 giờ vào ban ngày. Thủ tướng Anh Winston Churchill từng áp dụng phương pháp này: Ông đi ngủ lúc 3 giờ sáng, dậy lúc 8 giờ sáng và buổi chiều ngủ thêm 1,5 giờ. Sức khỏe của ông chứng minh rằng ngủ ít vẫn có thể khỏe mạnh.
Chúng ta biết rằng các CEO và nhà khởi nghiệp thường chỉ ngủ 4 đến 5 tiếng mỗi ngày. Vậy họ lấy năng lượng từ đâu để làm việc và sáng tạo không ngừng? Để ngủ ngắn mà vẫn hiệu quả, chất lượng giấc ngủ là yếu tố quan trọng. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện giấc ngủ:
Việc không ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Nếu bạn đang gặp phải các tác động phụ dưới đây, có khả năng cao là cơ thể bạn cần được ngủ nhiều hơn và hạn chế sử dụng các phương pháp trên. Hãy ưu tiên thời gian nghỉ ngơi và đảm bảo giấc ngủ chất lượng trong vài đêm tới để phục hồi chức năng tâm trí và cơ thể về trạng thái bình thường.
Việc cải thiện thói quen ngủ có thể giúp bạn khôi phục lại tinh thần, tăng cường sức khỏe và duy trì năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
Trên đây là những phương pháp giúp ngủ ít mà vẫn không mệt. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...