Trong nhiều trường hợp mắc suy giáp hoặc cường giáp, lymphocytes sẽ tạo ra các kháng thể tấn công tuyến giáp của cơ thể. Những kháng thể chính thường gây ra các vấn đề về tuyến giáp bao gồm peroxidase đặc hiệu tuyến giáp, kháng thể kháng thyroglobulin và kháng thể kháng lại thụ thể TSH. Vậy dấu ấn bệnh tự miễn tuyến giáp là gì?
Bệnh tự miễn tuyến giáp là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra các kháng thể tấn công tuyến giáp. Đây là một dạng rối loạn tự miễn và thường gặp nhất ở phụ nữ trung niên. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết về dấu ấn bệnh tự miễn tuyến giáp.
Tuyến giáp là gì?
Có hình giống cánh bướm, tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở phía trước cổ. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone giáp, được tiết vào máu và vận chuyển đến các mô trong cơ thể. Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cơ thể, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển não bộ trong thời kỳ hình thành thai nhi và những năm đầu sau sinh. Ngoài ra, hormone này còn tăng cường quá trình tổng hợp ATP, cung cấp năng lượng cho các tế bào hoạt động, tăng chuyển hóa lipid, glucid, protein và vitamin. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thần kinh cơ, hệ sinh dục và các tuyến nội tiết khác.
Bệnh tự miễn tuyến giáp là gì?
Trước khi đến phần dấu ấn bệnh tự miễn tuyến giáp, chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh tự miễn tuyến giáp là gì? Bệnh tự miễn tuyến giáp (hay còn gọi viêm tuyến giáp tự miễn) là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp, dẫn đến các bệnh lý như cường giáp và suy giáp. Khi bị viêm tuyến giáp tự miễn, cơ thể sản sinh ra các kháng thể tấn công tuyến giáp. Các nhà khoa học đã xác định ba loại kháng nguyên tuyến giáp gồm microsom, thyroglobulin và kháng nguyên keo. Ở người mắc bệnh, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các tự kháng thể tấn công các kháng nguyên này.
Hiện nay, bệnh tuyến giáp tự miễn có thể chia thành các loại sau:
Trong số các nguyên nhân gây ra bệnh lý tuyến giáp, các rối loạn tự miễn đóng vai trò hàng đầu. Thông thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm nhập như virus và vi khuẩn thông qua việc sản xuất kháng thể bởi các tế bào lympho. Tuy nhiên, ở nhiều bệnh nhân mắc suy giáp hoặc cường giáp, các tế bào lympho lại sản xuất kháng thể chống lại chính tuyến giáp của họ. Những kháng thể này thường bao gồm peroxidase đặc hiệu tuyến giáp (thyroid-specific peroxidase - TPO), tự kháng thể kháng thụ thể TSH (TSHR) và kháng thể kháng thyroglobulin (anti-thyroglobulin). Những xét nghiệm cho dấu ấn bệnh tự miễn tuyến giáp bao gồm.
Xét nghiệm anti-TPO
Enzyme thyroperoxidase (TPO) đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hormone giáp, tham gia xúc tác phản ứng oxy hóa của iod trên các tyrosine tồn dư trong thyroglobulin để tạo ra T3 và T4. TPO chỉ được biểu hiện tại các tế bào tuyến giáp. Kháng thể kháng TPO hình thành khi các kháng nguyên bị rò rỉ vào tuần hoàn trong quá trình viêm, dẫn đến sự phá hủy tổ chức tuyến giáp.
Mục đích và chỉ định xét nghiệm anti-TPO:
Đánh giá sự hình thành của các kháng thể kháng giáp để hỗ trợ chẩn đoán các rối loạn tự miễn ở tuyến giáp.
Phân biệt giữa viêm tuyến giáp bán cấp và viêm tuyến giáp Hashimoto.
Chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh tự miễn của tuyến giáp và các bệnh bướu giáp không phải do cơ chế tự miễn gây ra.
Hỗ trợ quyết định điều trị cho bệnh nhân suy giáp không có triệu chứng lâm sàng.
Giá trị bình thường của anti-TPO là < 5.61 IU/mL.
Tăng anti-TPO có thể liên quan đến các bệnh lý sau:
Xét nghiệm anti-TSHR (kháng thể kháng thụ thể TSH)
Xét nghiệm này có mục đích và chỉ định xét nghiệm:
Hỗ trợ chẩn đoán về bệnh cường giáp tự miễn.
Theo dõi quá trình điều trị bệnh nhân mắc bệnh graves và dự đoán khả năng tái phát. Nồng độ TRAb có xu hướng giảm khi sử dụng các loại thuốc kháng giáp để điều trị bệnh graves. Nồng độ thấp hoặc không phát hiện TRAb sau một đợt điều trị có thể chỉ ra rằng bệnh đã thuyên giảm và có thể xem xét việc ngừng sử dụng thuốc.
Nồng độ TRAb được đo trong ba tháng cuối thai kỳ. Vì TRAb thuộc nhóm kháng thể IgG, chúng có thể vượt qua hàng rào nhau thai và gây bệnh tuyến giáp ở trẻ sơ sinh. Do đó, việc đo nồng độ kháng thể TRAb trong thai kỳ ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh tuyến giáp là cần thiết.
Giá trị bình thường của anti-TSHR là 0-1.75 IU/L.
Tăng nồng độ TRAb có thể liên quan đến:
Viêm tuyến giáp tự miễn;
Bệnh nhiễm độc giáp;
Cường giáp.
Xét nghiệm anti-TG (kháng thể kháng thyroglobulin)
Xét nghiệm này nhằm mục đích và chỉ định xét nghiệm:
Xác định các bệnh tự miễn liên quan đến tuyến giáp.
Theo dõi bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.
Để chẩn đoán phân biệt khi nghi ngờ bệnh viêm tuyến giáp do tự miễn không rõ nguyên nhân với kết quả kháng thể kháng TPO.
Giá trị bình thường của anti-TG là < 115 IU/mL.
Tăng anti-TG liên quan đến các bệnh sau:
Thiếu máu tan máu tự miễn;
Viêm tuyến giáp tạo u hạt;
Viêm tuyến giáp Hashimoto;
Thiếu máu ác tính;
Suy giáp tiên phát;
Ung thư giáp tự miễn;
Đái tháo đường type I.
Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin về dấu ấn bệnh tự miễn tuyến giáp. Bệnh tự miễn tuyến giáp tuy phổ biến nhưng lại không nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng khi phát hiện sớm. Cần nên khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện và điều trị khi cần thiết.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.