Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc chống lao còn có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt có thể gây hại cho người sử dụng. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một số tác dụng phụ của thuốc lao phổi có thể xảy ra nhé!
Lao là một căn bệnh rất nguy hiểm nhưng bạn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu dùng các loại thuốc điều trị lao phổi theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc điều trị lao nào cũng xảy ra các tác dụng phụ, vì vậy điều quan trọng là bạn phải thông báo cho bác sĩ về loại thuốc đó và tình trạng sức khỏe của mình để điều trị một cách hiệu quả và an toàn.
Khi sử dụng thuốc trị lao, bạn nên lưu ý những điều sau để điều trị đúng cách và hiệu quả:
Các bác sĩ thường kê đơn thuốc điều trị lao trong 6 tháng. Bạn phải dùng thuốc liên tục theo chỉ định của bác sĩ, không được bỏ bất cứ cữ nào. Bạn có thể dùng thuốc tại nhà, không cần đến bệnh viện điều trị.
Isoniazid được xếp vào danh sách một trong những loại thuốc chống lao phổi hiệu quả nhất. Các tác dụng phụ của thuốc lao phổi Isoniazid thường gặp bao gồm viêm gan, viêm dây thần kinh ngoại biên và các phản ứng tiêu hóa như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị.
Các yếu tố nguy cơ gây tổn thương gan do isoniazid bao gồm lạm dụng rượu, suy dinh dưỡng, tiểu đường, tiền sử chấn thương gan, suy thận. Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan do thuốc Isoniazid thấp nhất ở người bệnh dưới 20 tuổi và cao nhất ở bệnh nhân 35 tuổi trở lên và hay uống rượu hàng ngày. Viêm dây thần kinh ngoại biên là tác dụng phụ thường gặp nhất ở bệnh nhân suy dinh dưỡng, nghiện rượu và tiểu đường.
Rifampicin là một trong những thuốc chống điều trị lao quan trọng nhất hiện nay, chỉ gây ra tác dụng phụ ở khoảng 4% bệnh nhân. Khi uống thuốc, nước tiểu và các chất tiết ra của cơ thể như mồ hôi, nước bọt, nước mắt có thể có màu nâu đỏ hoặc cam nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Các phản ứng có hại thường gặp nhất là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, ợ chua và đầy hơi, nhưng thường có mức độ nhẹ. Dùng đồng thời Isoniazid và Rifampicin có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
Ethambutol thường gây ra ít tác dụng phụ. Phản ứng có hại thường gặp là tăng acid uric máu, đặc biệt trong 2 tuần đầu, có thể bị sốt và đau khớp. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của ethambutol là viêm dây thần kinh thị giác, không có khả năng phân biệt màu đỏ với màu xanh lam, giảm thị lực có thể xảy ra ở khoảng 1% đến 6% bệnh nhân.
Streptomycin là một loại thuốc chống lao dạng tiêm. Các tác dụng phụ của thuốc lao phổi Streptomycin thường hay xảy ra như đau tại chỗ tiêm, kích ứng, chảy máu, cứng hoặc hoại tử lớp mỡ dưới da tại chỗ tiêm và áp xe vô trùng tại chỗ tiêm. Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác như bị mất thính giác, phát ban, nổi mề đay.
Việc tuân thủ sử dụng thuốc điều trị lao rất quan trọng và quyết định đến việc chữa khỏi bệnh hay không. Bạn không nên tự ý ngưng thuốc chống lao. Bạn nên thông báo cho bác sĩ và nhân viên y tế biết tình trạng khó chịu của mình khi sử dụng thuốc trong quá trình thăm khám để được tư vấn và điều chỉnh phù hợp. Khi có biểu hiện nặng như nôn nhiều, ho ra máu, mệt mỏi, chán ăn, vàng da, giảm thị lực, giảm thính lực, bạn cần đến ngay cơ sở y tế theo dõi và điều trị đúng cách.
Đảm bảo dinh dưỡng, tuân thủ điều trị và thăm khám bác sĩ thường xuyên là những điều quan trọng nhất để giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị lao. Trong thời gian điều trị không nên uống rượu, nhịn ăn và không nên bỏ các loại thuốc điều trị mãn tính khác. Cần trao đổi với bác sĩ của bạn về việc dùng các loại thuốc khác, bao gồm cả thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn, vì thuốc điều trị lao có thể tương tác với nhiều loại thuốc và làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Trong quá trình khám, các bác sĩ sẽ theo dõi từng bệnh nhân để biết các tác dụng phụ và phản ứng với điều trị. Vì vậy, việc tái khám và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng để giúp hạn chế tác dụng phụ và mức độ nghiêm trọng của thuốc.
Trên đây, nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ đến bạn một số tác dụng phụ của thuốc lao phổi. Lao là một căn bệnh nguy hiểm, bạn cần uống thuốc lao đúng theo chỉ định của bác sĩ để điều trị hiệu quả và an toàn. Bất kỳ loại thuốc chống lao nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay khi nhận thấy những tác dụng phụ này và không được phép ngưng sử dụng thuốc.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.