Mùi thuốc lá có độc không? Cách phòng tránh hít khói thuốc lá thụ động?
Ngày 06/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Không có mức độ an toàn nào khi tiếp xúc với khói thuốc lá, ngay cả khi bạn tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian ngắn cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Nguy cơ gây hại về sức khỏe thậm chí còn cao hơn khi bạn tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Vậy mùi thuốc lá có độc không, nguy hiểm đến sức khoẻ như thế nào?
Các chất có trong khói thuốc lá có thể phản ứng với các chất ô nhiễm trong không khí để tạo thành các hợp chất có khả năng gây ung thư.
Khói thuốc không những gây nguy hại cho sức khỏe của người không hút thuốc, mà còn gây hại cho người hít phải khói thuốc lá, đặc biệt là trẻ em. Để biết mùi thuốc lá có độc không mời bạn theo dõi tiếp bài viết.
Thành phần độc hại trong khói thuốc lá
Nếu bạn không hút thuốc nhưng vẫn hít phải khói thuốc lá thì gọi là hút thuốc thụ động hoặc hút thuốc không chủ ý. Khói thuốc lá chứa nhiều chất có hại, chẳng hạn như:
Nicotin: Là chất gây nghiện cao tương tự như heroin và cocaine, được hấp thụ qua da hoặc niêm mạc mũi khi hít vào phổi.
Hắc ín: Là một chất dính màu đen, khi đi vào cơ thể sẽ dính vào các lông mao của phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp.
Cacbon monoxit (khí CO): Là một loại khí độc liên kết với huyết sắc tố và gây thiếu máu hoặc dẫn đến xơ vữa động mạch.
Ngoài các thành phần chính kể trên, theo nhiều nghiên cứu, trong khói thuốc lá còn chứa hàng nghìn chất gây hại cho phổi và các cơ quan trong cơ thể. Chưa kể các nhà khoa học đã chỉ ra hơn 40 chất gây ung thư trong thuốc lá như HCN, Formaldehyde, chì, asen, benzen,...
Mùi thuốc lá có độc không?
Nhiều người hút thuốc lá cho rằng chỉ bản thân mình hút thuốc mới có hại và không còn liên quan gì đến những người xung quanh. Tuy nhiên, khi khói thuốc lá thải ra môi trường, những người xung quanh hít phải cũng gây hại cho sức khỏe không kém gì người hút thuốc.
Một số tác hại phải kể đến của khói thuốc lá đối với sức khỏe con người như sau:
Mùi thuốc lá có độc không? Gây ung thư
Ung thư là căn bệnh phổ biến do thuốc lá gây ra và cũng là căn bệnh nguy hiểm nhất. Không chỉ người sử dụng trực tiếp mà những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có thể bị ảnh hưởng.
Các thành phần trong khói thuốc lá có thể làm tổn thương các tế bào trong phổi, khiến các tế bào này tích tụ chất độc hại trong thời gian dài, gây tổn thương và trở thành tế bào ung thư. Người hút thuốc thường xuyên và liên tục trong thời gian dài sẽ làm tăng sự xâm nhập của các chất độc hại và đẩy nhanh quá trình phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài ra, ngay cả những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Hút thuốc lá còn gây ra các bệnh ung thư khác như ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư gan, ung thư cổ tử cung,... Các thành phần độc hại có trong thuốc lá sẽ xâm nhập vào các tế bào của cơ thể, gây tổn thương tế bào dẫn đến các tình trạng trên.
Bệnh tim mạch
Ngoài ung thư, tác hại của thuốc lá gây ra các bệnh tim mạch. Thuốc lá có chứa monoxit liên kết với huyết sắc tố, một trong những thành phần ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim. Những thành phần này khiến cholesterol trong máu bám vào thành mạch máu, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa động mạch, gây hẹp và tắc nghẽn mạch máu. Điều này dẫn đến các cơn co thắt ở ngực, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Đồng thời, khí carbon monoxide có trong khói thuốc lá cũng làm giảm nồng độ oxy trong máu khiến tim đập nhanh hơn bình thường để cung cấp đủ oxy cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Điều này còn dẫn đến huyết áp tăng cao, gây áp lực cho tim, khiến tim co bóp hoặc hoạt động nhanh hơn dẫn đến những hậu quả khó lường.
Mùi thuốc lá có độc không? Gây vàng răng
Có thể nhận thấy những người hút thuốc thường xuyên có hàm răng xỉn vàng hơn bình thường và hơi thở cũng có mùi nồng hơn những người không hút thuốc.
Giảm thị lực
Ở tuổi trung niên, thị lực thường suy giảm ở những người hút thuốc. Nghiêm trọng hơn, còn có thể dẫn đến mất thị lực. Thành phần trong thuốc lá có thể gây đục thủy tinh thể, rút ngắn tuổi thọ của mắt, làm tổn thương tế bào võng mạc, tăng nguy cơ thoái hóa võng mạc.
Mùi thuốc lá có độc không? Bệnh hen suyễn
Nếu hít quá nhiều khói thuốc lá sẽ kích thích các chất lắng đọng ở màng nhầy, gây ra cơn hen suyễn, làm tổn thương đường hô hấp và cản trở tác dụng của thuốc. Vì vậy, người mắc bệnh hen suyễn không nên hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
Bệnh loãng xương
Nguyên nhân là do các chất độc hại có trong khói thuốc lá sẽ tác động, cản trở quá trình tạo ra các tế bào xương và làm rối loạn các hormone mà xương cần để xương dẻo dai và chắc khỏe. Những người hút thuốc có xương yếu hơn, đặc biệt ở những người trẻ đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện các chức năng và phát triển xương. Việc sử dụng thuốc lá thường xuyên và lâu dài sẽ khiến xương yếu, dễ gãy.
Lão hóa
Thuốc lá chứa các thành phần giúp tinh thần thư giãn hơn và kích thích các tế bào thần kinh giảm căng thẳng. Tuy nhiên, hút thuốc lá không thể tránh khỏi làm thay đổi màu tố của da và tóc, khiến da trở nên lão hoá, già đi nhanh hơn so với những người cùng tuổi.
Mãn kinh sớm
Từ lâu, không chỉ đàn ông hút thuốc mà ngay cả phụ nữ cũng dùng thuốc lá để giải tỏa áp lực hay hoặc lý do khác. Tuy nhiên, hút thuốc quá nhiều sẽ kích thích các tế bào của cơ thể, gây mãn kinh sớm ở phụ nữ trung niên.
Các vấn đề về sinh lý ở nam giới
Việc sử dụng thuốc lá không thể tránh khỏi việc gây ra các vấn đề ở nam giới, trong đó có rối loạn cương dương. Những thành phần có trong thuốc lá sẽ làm suy giảm sức khỏe sinh lý.
Phòng tránh tác hại của khói thuốc lá
Sau khi được giải đáp về thắc mắc mùi thuốc lá có độc không, bạn nên tự trang bị cho mình các biện pháp để phòng tránh và ngăn ngừa tác hại của khói thuôc lá đối với sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh.
Một số người cho rằng việc mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt sẽ tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Nhưng các nghiên cứu cho thấy chất độc từ khói thuốc lá không biến mất. Khói thuốc sẽ bám vào vật dụng, quần áo, thảm và đồ nội thất. Cách duy nhất để tránh tiếp xúc với khói thuốc thụ động là tránh những nơi có người hút thuốc.
Dưới đây là một số cách giúp bạn và gia đình tránh khói thuốc thụ động:
Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.
Không cho phép người khác hút thuốc trong nhà của bạn, đặc biệt khi có trẻ nhỏ.
Tránh xa hoặc đeo khẩu trang ở khu vực hút thuốc hoặc người đang hút thuốc lá.
Bài viết trên đã giúp bạn biết mùi thuốc lá có độc không. Hút thuốc thụ động nguy hiểm hơn hút thuốc chủ động. Hít khói thuốc thụ động chứa lượng chất độc hại cao gấp 3 đến 4 lần. Khói thuốc thụ động có thể tồn tại ở mọi nơi do đó cần tránh xa hoặc đeo khẩu trang ở những nơi có khói thuốc lá. Hãy luôn nhớ không có mức độ an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc thụ động.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.