Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ là tình trạng rất phổ biến. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sự thoải mái, dễ chịu trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Mục tiêu khi điều trị nấm lưỡi, miệng là kìm hãm cũng như ngăn chặn nấm lây lan. Tuy nhiên, để điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ tốt nhất, cũng như hạn chế bệnh tái phát thì cần phải căn cứ vào độ tuổi cụ thể của từng bệnh nhi cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Nếu bạn nghi ngờ con mình bị nấm lưỡi, tốt nhất là sớm đưa trẻ đi khám để được bác sĩ nhi khoa chẩn đoán và kế hoạch điều trị dứt điểm phù hợp.
Nấm lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do nấm Candida albicans gây ra. Loại nấm này thường vô hại và cùng tồn tại với nhiều sinh vật khác trong cơ thể. Tuy nhiên, một số tình trạng nhất định có thể khiến nấm phát triển quá mức, dẫn đến nhiễm trùng, trong đó bao gồm bệnh nấm lưỡi và nấm miệng.
Sự phát triển của bệnh nấm lưỡi ở trẻ thông thường có liên quan đến một số yếu tố chính phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật. Cụ thể:
Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, có hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành. Điều này khiến cho chúng dễ bị nhiễm trùng hơn, bao gồm cả bệnh nấm lưỡi. Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân và những trẻ bị suy dinh dưỡng đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Mặc dù kháng sinh rất quan trọng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng việc sử dụng kéo dài hoặc không đúng cách có thể phá vỡ hệ vi khuẩn tự nhiên của miệng. Sự mất cân bằng này tạo điều kiện cho nấm phát triển, dẫn đến trẻ bị nấm lưỡi.
Nếu người mẹ bị nhiễm nấm men không được điều trị, loại nấm này có thể truyền sang con trong khi sinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi ở trẻ.
Nhìn chung, bệnh nấm lưỡi phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này do nấm Candida albicans gây ra, đặc biệt gây khó chịu và khiến trẻ khó ăn uống. Nhận biết các dấu hiệu sớm nấm lưỡi ở trẻ có thể giúp điều trị nhanh hơn, giảm bớt sự khó chịu cho con bạn và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Việc xác định bệnh nấm lưỡi ở trẻ vào giai đoạn đầu có thể rất quan trọng để điều trị kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng điển hình cha mẹ nên chú ý:
Bạn quan sát sẽ thấy những đốm trắng bất thường bên trong miệng của con bạn. Chúng có thể xuất hiện trên lưỡi, bên trong má, trên nướu hoặc vòm miệng. Những vết mảng trắng này không dễ làm sạch.
Khi cố gắng làm sạch những đốm trắng này, bạn có thể nhận thấy một vùng bị viêm đỏ bên dưới mảng trắng. Điều này đôi khi có thể gây chảy máu, làm tăng thêm sự khó chịu.
Nấm lưỡi ở trẻ khiến trẻ có thể bị khó chịu trong khi bú, từ đó trẻ biếng bú hoặc sợ thức ăn. Nếu để kéo dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng không tốt đến dinh dưỡng và quá trình hydrat hóa của trẻ.
Nấm lưỡi ở trẻ có thể kéo theo các dấu hiệu khó chịu khác bao gồm trẻ khóc nhiều hơn bình thường, khó ngủ và sợ vệ sinh miệng.
Nếu bệnh nấm lưỡi ở trẻ không được điều trị kịp thời, nó có thể lây lan ra ngoài phạm vi miệng đến các bộ phận khác của đường tiêu hóa, chẳng hạn như thực quản và khí quản. Sự lây lan này có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm viêm phổi và tiêu chảy.
Nấm lưỡi ở trẻ mặc dù là bệnh lý thường gặp và khá lành tính song cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về trị cho trẻ, tốt nhất là đưa trẻ đi khám để bác sĩ kiểm tra, tư vấn điều trị đúng cách.
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ để đạt hiệu quả điều trị cao hơn, đồng thời giúp trẻ tránh được các biến chứng nguy hại. Cụ thể:
Việc rơ miệng đúng cách là rất quan trọng. nếu bạn rơ miệng sai cách sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều hơn, trong khi lại không làm sạch nấm được hiệu quả. Do đó, mẹ cần chú ý khi rơ miệng trẻ như sau:
Mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị nấm lưỡi để giúp nâng cao sức đề kháng, giúp bệnh nhanh khỏi.
Những thực phẩm trẻ bị nấm miệng không nên ăn
Thực phẩm nhiều đường
Nấm Candida rất thích ăn đường nên nếu trẻ bị nấm lưỡi ăn quá nhiều thức ăn có chứa đường (bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy,...) sẽ càng tạo cơ hội cho nấm này phát triển mạnh mẽ hơn.
Hải sản
Tôm, cua, ghẹ,... là những loại hải sản rất dễ gây dị ứng cho cơ thể, đặc biệt trẻ bị nấm lưỡi càng gặp phải triệu chứng ngứa ngáy do nấm gây ra càng nặng nề hơn.
Đồ ăn cay nóng
Thức ăn cay nóng như tỏi, hành, ớt,... càng khiến cho các vết loét ở miệng, lưỡi trầm trọng hơn. Chưa kể, những thực phẩm này còn khiến cơ thể nóng bức và ngứa ngáy hơn, đồng thời gan, thận cũng bị hạn chế hoạt động.
Những thực phẩm trẻ nên ăn khi bị nấm miệng
Bên cạnh việc tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm kể trên, cha mẹ nên bổ sung những thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày để trẻ bị nấm lưỡi nhanh chóng cải thiện triệu chứng.
Sữa chua
Sữa chua mang lại nguồn lợi khuẩn dồi dào, khôi phục hiệu quả sự cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, nhờ đó có thể kìm hãm sự phát triển của nấm.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp trẻ có đủ sức khỏe để chống chọi lại bệnh tật một cách hiệu quả, bao gồm cả nấm lưỡi ở trẻ. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C mẹ nên bổ sung cho trẻ là là rau ngót, chanh tươi, cam, quýt,...
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần nắm để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Tuy bệnh khá lành tính, không gây nguy hiểm tính mạng song khi mắc phải trẻ chắc chắn sẽ khó chịu, biếng ăn, quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nên cha mẹ cần đưa trẻ khi khám ngay khi phát hiện bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.