Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nấm mông: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Ngày 19/06/2023
Kích thước chữ

Nấm mông hay nấm ở mông và bệnh da liễu thường gặp, là một trong những bệnh nấm da chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhìn chung, khi bị nấm mông, người bệnh cần điều trị kịp thời để tránh bệnh lây lan rộng làm ảnh hưởng đến nhiều vùng da xung quanh.

Theo các chuyên gia cho hay, vùng da mông và nơi dễ nhiễm nấm nhất vì đây là vùng kín đáo, dễ bị ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn xâm nhập và phát triển thành bệnh. Bệnh nấm mông thường khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy liên tục, thậm chí càng gãi càng ngứa, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Bệnh nấm mông là gì?

Nấm mông là một dạng bệnh nấm da thường gây nên bởi các loại vi nấm dạng sợi hoặc nấm men xâm nhập, phát triển trên bề mặt da. Thông thường nấm ở mông tập trung nhiều ở 2 bên mông, khi bệnh tiến triển nhanh còn có thể lan xuống đến vùng bẹn, đùi khiến người bệnh ngứa ngáy liên hồi rất khó chịu. Bệnh một khi có biểu hiện nếu không được điều trị sớm sẽ dễ lây lan ra toàn cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng trên da như nhiễm trùng,...

Nấm mông: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị 1
Nấm mông là bệnh lý da liễu do vi nấm hoặc nấm sợi gây nên

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm mông được xác định là các loại chủng nấm sợi và một số chủng nấm men khác. Khi vùng da ẩm ướt kèm theo nhiệt độ thích hợp sẽ vô tình tạo ra điều kiện sinh sôi và phát triển thuận lợi những loại nấm này, từ đó khiến người bệnh bị nấm ngứa ở mông. Những vùng da dễ bị nấm mông bao gồm da bẹn, mông, ngựa, lưng, nách, kẽ tay, kẽ chân,... Trong đó, nấm vùng mông chiếm tỷ lệ cao nhất.

Bệnh nấm mông thường gặp dưới 2 dạng chính là hắc lào và lang ben. Hắc lào gây nấm mông do vi nấm dermatophytes gây nên còn lang ben vùng mông do nấm men pityrosporum ovale. Ngoài yếu tố nhiệt độ, thời tiết thì cách chăm sóc cơ thể hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nữa đấy. Vùng mông không được làm sạch, vệ sinh thường xuyên, mặc quá nhiều quần áo, chất liệu quần áo khó thấm hút mồ hôi,... cũng đều khiến bạn dễ bị nấm mông hơn. Vì vậy trong quá trình điều trị, để tránh nấm mông tái phát người bệnh cần chú ý nhiều hơn đến thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Biểu hiện khi bị nấm da mông

Nấm da mông rất khó để phát hiện và xác định bệnh ngay từ đầu. Thông thường phải đến khi vi nấm, nấm men phát triển mạnh đến mức làm tổn thương da mới nhận thấy dấu hiệu của bệnh. Dưới đây là một số cách giúp bạn xác định có bị nấm mông hay không.

Nấm mông dạng hắc lào:

  • Thương tổn cơ bản trên da do hắc lào ở mông xuất hiện dưới dạng cát dát vảy đỏ tấy, có thể có mụn nước hình tròn hoặc bầu dục, lan từ ngoại vi vào trong. Bệnh nấm mông dạng hắc lào thường gặp nhất ở vùng da mông, kẽ mông và có thể lây lan đến bẹn đùi hoặc hai bên đùi.
  • Biểu hiện phổ biến nhất là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đổ nhiều mồ hôi.

Nấm mông dạng lang ben:

  • Bệnh lý nấm mông dạng lang ben nhìn chung phức tạp hơn dạng hắc lào. Bệnh thường có biểu hiện từ những chấm nhỏ màu hồng trên da, dần dần lan rộng và chuyển sang màu khác, thường là hồng, nâu hoặc trắng.
  • Thương tổn trên da có hình dạng bầu dục, kích thước da động từ 1 - 3cm, bề mặt da có thể xuất hiện vảy trắng nhỏ.
  • Thương tổn do nấm mông không gây đau đớn, biểu hiện ngứa cũng khá ít, khi đổ mồ hôi cũng không gân ngứa.
  • Vị trí thường thấy nấm mông dạng lang ben là ở lưng, ngực, cổ, mông. 
Nấm mông: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị 2
Nấm mông dạng lang ben gây tổn thương da hình tròn hoặc bầu dục

Cách điều trị nấm mông an toàn, hiệu quả, không tái phát

Với nền Y học hiện đại như ngày nay, việc điều trị nấm mông không quá khó. Tuy nhiên đây là bệnh lý do nấm gây ra nên rất dễ tái phát nếu không chữa dứt điểm, có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Nguyên tắc chung trong việc chữa nấm mông là bôi đúng thuốc, được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc, dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng được khuyến cáo, không gãi, cạo làm da trầy xước, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Bệnh nấm mông có thể chữa bằng 2 cách, cụ thể gồm:

Chữa nấm mông bằng thuốc uống và thuốc bôi

Thuốc chữa nấm mông được chia làm 2 dạng là thuốc chữa nấm mông dạng hắc lào và thuốc chữa nấm mông dạng lang ben.

Chữa nấm da mông dạng hắc lào:

  • Thuốc bôi tại chỗ dẫn xuất từ imidazol, ketoconazol econazole: Bôi 2 - 3 lần ngày, ưu điểm của loại thuốc này là mùi hương dễ chịu, không nồng gắt, không màu, không gây viêm tấy. Tuy nhiên cũng tồn tại nhược điểm dễ gây dị ứng nhẹ thời gian đầu mới sử dụng, có thể làm da bị ban đỏ hoặc ngứa nhiều hơn.
  • Thuốc uống: Dạng thuốc chữa nấm mông hắc lào qua đường uống dùng trong các trường hợp bệnh nấm mông tái phát nhiều lần, cần được chỉ định đơn thuốc bởi bác sĩ có chuyên môn. Ưu điểm của cách trị hắc lào ở mông này là tránh làm lây lan bệnh ra toàn thân, nhược điểm là những người đang có bệnh lý về gan hoặc thận nên cân nhắc trước khi dùng, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Chữa nấm mông dạng lang ben:

  • Bệnh nhẹ có thể dùng thuốc bôi tại chỗ để diệt nấm. Trường hợp nặng hơn cần phải uống thuốc để hạn chế lây lan rộng làm tổn thương da.
  • Thuốc chữa nấm lang ben mông có cả dạng uống và dạng bôi.
  • Hoạt chất trong thuốc trị nấm mông lang ben gần giống với thuốc chữa nấm mông hắc lào.

Cách chữa nấm mông tại nhà

Đối với người bị nấm mông nhẹ, biểu hiện chưa rõ ràng hoặc muốn đẩy nhanh thời gian điều trị, người bệnh có thể kết hợp phương pháp Tây y với bài thuốc dân gian, tuy nhiên đây chỉ là các bài thuốc dân gian, bạn cần hỏi ý kiến y, bác sĩ và dược sĩ về tính hiệu quả của các phương pháp này. 

Trị nấm ở mông bằng tỏi: Tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn nên có thể tiêu diệt nấm, vi khuẩn trên da, hạn chế bệnh phát triển nặng hơn. Khi cần dùng bạn chỉ cần lấy vài tép tỏi giã lấy nước cốt bôi lên vùng bị nấm mông.

Nấm mông: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị 3
Tỏi có thể chữa nấm mông nhờ công dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả

Trị nấm mông bằng chuối xanh: Không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà chuối xanh còn được ứng dụng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh nấm mông nữa đấy. Khi cần dùng bạn cắt chuối xanh thành các lát mỏng vừa và chà xát lên vùng da bị nấm là được.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý nấm mông và những thông tin xoay quanh bệnh lý này. Ngay khi phát hiện bản thân có dấu hiệu nấm mông bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt, để có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin