Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Nâng ngực bao lâu thì tự ngồi dậy được? Cách chăm sóc sau nâng ngực

Ngày 26/04/2024
Kích thước chữ

Nâng ngực là phương pháp thẩm mỹ giúp cải thiện số đo vòng 1 giúp chị em tự tin hơn. Bên cạnh kỹ thuật nâng ngực và chi phí, nâng ngực bao lâu thì tự ngồi dậy được cũng là một trong những vấn đề nhiều người thắc mắc. Để biết được câu trả lời chính xác, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Nâng ngực là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ giúp cải thiện bầu ngực của người phụ nữ, giúp bầu ngực căng tròn, đầy đặn. Không còn tình trạng như chảy xệ, 2 bên không cân bằng,...

Do là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ có xâm lấn nên chị em cũng rất băn khoăn không biết phải kiêng cữ những thực phẩm nào? Sau khi nâng ngực bao lâu thì tự ngồi dậy được? Sau bao lâu thì ngực sẽ ổn định? Hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để có được đáp án chính xác nhé!

Sau khi nâng ngực bao lâu thì tự ngồi dậy được?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng ngực, cơ thể sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức ở một số vị trí. Đây là những phản ứng hoàn toàn bình thường nên các chị em cũng không cần quá lo lắng. Sau 12 - 24 giờ chị em có thể ngồi dậy nhẹ nhàng.

Nâng ngực bao lâu thì tự ngồi dậy được? Cách chăm sóc sau nâng ngực 4
Có thể ngồi dậy nhẹ nhàng sau khi nâng ngực 1 ngày

Khoảng 7 - 10 ngày sau phẫu thuật, phần chỉ sẽ được giữ bỏ. Lúc này cơ thể chính thức bước vào giai đoạn phục hồi. Tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người, thời gian hồi phục của cơ thể có thể kéo dài từ 1 - 3 tháng.

Sau nâng ngực cần kiêng những thực phẩm nào?

Cũng giống như những phẫu thuật xâm lấn khác, sau nâng ngực cũng cần tránh một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng hoặc để lại sẹo, vết thâm mất thẩm mỹ. Một số thực phẩm nên tránh sau khi phẫu thuật nâng ngực bao gồm:

  • Thịt bò: Các chuyên gia thẩm mỹ khuyến cáo nên kiêng hoàn toàn thịt bò cho tới khi ngực hồi phục hoàn toàn. Bởi loại thực phẩm này có thể làm xuất hiện những vết thâm, sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
  • Thịt gà: Một loại thịt khác cũng được khuyến cáo không nên ăn đó là thịt gà. Được biết, thịt gà có thể gây ngứa, khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Trứng: Mặc dù là thực phẩm giàu chất đạm - chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình liền vết thương, nhưng trứng có mùi tanh và có thể khiến vết mổ lan rộng thành các mảng giống như lang ben gây mất thẩm mỹ và tốn rất nhiều thời gian để điều trị.
  • Rau muống: Đây cũng là thực phẩm thường xuyên bị liệt vào danh sách cần kiêng sau phẫu thuật. Bởi rau muống được đánh giá là nguyên nhân hình thành các vết sẹo lồi.
  • Hải sản: Đây là nhóm thực phẩm bổ dưỡng với rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người đang trong giai đoạn hậu phẫu, hải sản lại là thực phẩm nằm trong “danh sách đen”. Bởi có thể gây ngứa ở vị trí vết thương, làm vết thương thêm nặng hơn, lâu lành hơn.
  • Đồ nếp: Những món ăn làm từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, bánh tét,..., mặc dù rất thơm ngon nhưng lại là “kẻ thù” của những vết thương sau phẫu thuật. Được biết, các món ăn làm từ gạo nếp có thể làm vết thương bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng mưng mủ và khó lành hơn.
Nâng ngực bao lâu thì tự ngồi dậy được? Cách chăm sóc sau nâng ngực 2
Không nên ăn thịt bò khi ngực chưa hồi phục hoàn toàn

Ngoài những thực phẩm ở trên, các thức uống như rượu, bia, cocktail, cà phê,... và các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lá điện tử và các thực phẩm cơ thể bị dị ứng cũng được khuyến cáo không nên sử dụng để tránh cơ thể xuất hiện các phản ứng dị ứng thực phẩm như nôn mửa, tiêu chảy, nổi mề đay, ngứa, khó thở,...

Trong vòng 1 tuần đầu sau phẫu thuật nâng ngực, nên ăn các thực phẩm mềm như cháo, soup, uống sữa, thực phẩm xay nhuyễn. Ngoài ra, bạn cũng cần uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường lưu thông khí huyết, tăng khả năng hình thành tế bào mới, vết thương chóng lành và cơ thể nhanh hồi phục.

Hướng dẫn chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật nâng ngực

Bên cạnh chế độ ăn uống, sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực, bạn cũng cần tiến hành chăm sóc vết mổ thật kỹ lưỡng để tránh những biến chứng như ngực căng, đau ở vị trí mổ, chảy máu, hoại tử núm vú, ngực méo mó biến dạng,...

Dưới đây là một số điều cần chú ý khi chăm sóc cơ thể sau phẫu thuật nâng ngực:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, chống phù nề, chống sẹo,... theo đơn thuốc và chỉ định của bác sĩ.
  • Trong vòng 24 tiếng sau phẫu thuật cần tiến hành thay băng để tránh vết thương bị nhiễm trùng, sưng đau, mưng mủ,...
  • Trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật nên chườm vết thương để giảm sưng và thâm tím. Tuy nhiên, không nên chườm trực tiếp lên bề mặt vết thương để tránh tình trạng bỏng nhiệt có thể xảy ra.
  • Tuyệt đối không gãi hoặc đè trực tiếp vào vùng ngực. Bởi có thể gây tụ máu, chảy máu.
  • Trong vòng 3 tháng, chỉ nên vận động nhẹ nhàng. Tuyệt đối không tập luyện thể thao cường độ cao như tập gym, bơi lội, đánh golf hoặc mang vác các vật nặng.
  • Nên mặc áo lót định hình hỗ trợ phần ngực và kéo nếp áo lót trùng với băng.
  • Trong 1 tháng đầu sau phẫu thuật, tuyệt đối không đi xông hơi.
  • Nên kiêng quan hệ vợ chồng trong 1 tháng sau phẫu thuật, không nắn bóp phần ngực khi quan hệ trong 3 tháng. Sau 6 tháng có thể hoạt động quan hệ bình thường.
  • Khi thấy phần ngực xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường như đau nhức, sưng, phù nề,..., cần thăm khám lại ngay lập tức.
Nâng ngực bao lâu thì tự ngồi dậy được? Cách chăm sóc sau nâng ngực 3
Sau nâng ngực chỉ nên tập thể thao nhẹ nhàng

Qua bài viết trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp thắc mắc “Nâng ngực bao lâu thì tự ngồi dậy được?”. Đồng thời chia sẻ một số các thông tin về cách chăm sóc sau khi nâng ngực và các thực phẩm cần tránh. Hy vọng rằng những điều trên sẽ giúp ích được cho những ai đang chuẩn bị thực hiện phẫu thuật nâng ngực.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin