Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thu Hà
Mặc định
Lớn hơn
Trái cây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, một câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc là: Nên ăn trái cây lúc no hay đói thì tốt cho sức khỏe?
Trái cây là loại thực phẩm lành mạnh không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, một câu hỏi thường xuyên gây tranh cãi là: Nên ăn trái cây lúc no hay đói thì tốt cho sức khỏe?
Nhiều người cho rằng để hấp thụ tối đa giá trị dinh dưỡng của trái cây, bạn cần ăn trái cây khi bụng đói. Lầm tưởng này cho rằng nếu ăn trái cây ngay trước hoặc sau bữa ăn, các chất dinh dưỡng trong trái cây sẽ bị "mất đi" hoặc không được hấp thụ đầy đủ.
Tuy nhiên, cơ thể con người có cơ chế hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm một cách hiệu quả, bất kể thời điểm bạn ăn. Khi bạn ăn một bữa ăn, dạ dày hoạt động như một bể chứa, giữ thức ăn và chỉ giải phóng từng lượng nhỏ vào ruột non. Điều này cho phép hệ tiêu hóa xử lý và hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tối ưu.
Ruột non là nơi hấp thụ phần lớn chất dinh dưỡng, có cấu trúc với chiều dài lên tới 6 mét và diện tích bề mặt hấp thụ hơn 30 mét vuông, ruột non được thiết kế để đảm bảo các chất dinh dưỡng từ trái cây, cũng như từ các loại thực phẩm khác, được hấp thụ hiệu quả. Điều này có nghĩa là dù bạn ăn trái cây khi bụng đói, trước bữa ăn, hay ngay sau bữa ăn, cơ thể bạn vẫn có khả năng hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất mà trái cây cung cấp.
Hơn nữa, ăn trái cây cùng bữa ăn hoặc kết hợp với các thực phẩm khác không hề làm giảm giá trị dinh dưỡng của trái cây. Trái lại, điều này có thể mang lại lợi ích nhất định. Chẳng hạn, vitamin C trong trái cây như cam, dâu tây, hoặc kiwi có thể giúp cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm dễ dàng hơn. Đây là một minh chứng cho thấy việc ăn trái cây cùng bữa ăn có thể tăng cường hiệu quả dinh dưỡng tổng thể.
Tóm lại, thời điểm ăn trái cây không ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ dưỡng chất từ chúng. Dù bạn chọn ăn trái cây khi bụng đói, trước bữa ăn, hay ngay sau bữa ăn cơ thể vẫn hấp thụ đầy đủ từ các vitamin, khoáng chất và chất xơ trong trái cây. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thoải mái thưởng thức trái cây vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không lo ngại làm giảm giá trị dinh dưỡng của chúng.
Theo Healthline, một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất liên quan đến thời điểm ăn trái cây là cho rằng ăn trái cây trong bữa ăn sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày, dẫn đến lên men hoặc thối rữa. Quan niệm này còn cho rằng ăn trái cây trong bữa ăn gây ra đầy hơi, khó chịu và một loạt các triệu chứng khác.
Thực tế, mặc dù chất xơ trong trái cây có thể làm chậm quá trình giải phóng thức ăn khỏi dạ dày, nhưng những quan niệm trên là không chính xác. Trái cây có thể làm chậm tốc độ tiêu hóa, nhưng hoàn toàn không khiến thức ăn bị "mắc kẹt" trong dạ dày hay dẫn đến quá trình thối rữa.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ pectin, một loại chất xơ có trong trái cây có tốc độ tiêu hóa chậm hơn, trung bình khoảng 82 phút so với 70 phút ở những người không ăn pectin. Tuy thời gian tiêu hoá chậm hơn nhưng không đủ để khiến thức ăn bị hỏng trong dạ dày.
Hơn nữa, việc làm chậm quá trình tiêu hóa thực chất là có lợi. Nó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hỗ trợ kiểm soát cơn đói và quản lý cân nặng hiệu quả hơn.
Ngay cả trong trường hợp tốc độ tiêu hóa chậm hơn mức bình thường, dạ dày vẫn được thiết kế để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây lên men hoặc thối rữa. Khi thức ăn vào dạ dày, nó sẽ được trộn với dịch vị có độ pH rất thấp (khoảng 1 - 2). Môi trường axit này đủ mạnh để tiêu diệt phần lớn vi sinh vật, đảm bảo thức ăn không bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa.
Ngoài ra, những tuyên bố rằng ăn trái cây trong bữa ăn gây đầy hơi, tiêu chảy, hoặc các triệu chứng khó chịu khác là thiếu cơ sở khoa học. Không có bằng chứng nào cho thấy việc ăn trái cây khi bụng đói ảnh hưởng đến tuổi thọ, gây mệt mỏi hay quầng thâm dưới mắt.
Có ý kiến cho rằng người bị tiểu đường nên ăn trái cây trước hoặc sau bữa ăn khoảng 1 - 2 giờ, nhằm cải thiện quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc ăn trái cây trước hoặc sau bữa ăn 1 - 2 giờ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Thực tế, nếu ăn trái cây lượng carbohydrate và đường trong trái cây có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng, điều này không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Thay vì ăn trái cây riêng, người bệnh tiểu đường nên kết hợp trái cây với các thực phẩm giàu protein, chất xơ hoặc chất béo. Cách này giúp làm chậm quá trình giải phóng thức ăn từ dạ dày vào ruột non, giúp lượng đường trong máu tăng lên từ từ, thay vì tăng đột ngột. Chẳng hạn, ăn một quả táo cùng với vài hạt hạnh nhân hoặc sữa chua không đường sẽ mang lại lợi ích lớn hơn nhiều so với việc ăn táo một mình.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất xơ hòa tan có nhiều trong trái cây giúp giảm mức đường huyết sau bữa ăn. Chỉ với 7,5 gam chất xơ hòa tan, mức đường huyết tăng sau ăn có thể giảm tới 25%. Điều này cho thấy, thay vì lo ngại việc ăn trái cây, người bệnh tiểu đường nên tập trung vào cách kết hợp thực phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Người bị tiểu đường nên ưu tiên các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, chẳng hạn như táo, cam, dâu tây, kiwi và bưởi. Tránh các loại trái cây có chỉ số đường huyết cao như dưa lưới, dứa hoặc trái cây sấy khô, vì chúng có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng.
Ngoài ra, một số người mắc bệnh tiểu đường gặp vấn đề về tiêu hóa, phổ biến nhất là liệt dạ dày, tình trạng dạ dày làm rỗng chậm hơn bình thường. Mặc dù thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng này, nhưng việc ăn trái cây khi bụng đói không phải là giải pháp.
Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin nên ăn trái cây lúc no hay đói? Thì tốt cho sức khỏe. Việc ăn trái cây lúc no hay đói thực chất không phải là yếu tố quyết định đến giá trị dinh dưỡng mà bạn nhận được. Hãy lắng nghe cơ thể và lựa chọn thời điểm phù hợp nhất với nhu cầu của bạn, từ đó hấp thụ toàn bộ dưỡng chất mà trái cây mang lại. Sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn ăn trái cây đúng cách, chứ không chỉ phụ thuộc vào việc ăn lúc đói hay no.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.