Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?

Ngày 27/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý thường gặp ở các mẹ bầu và cần được lưu ý. Vậy nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đối với một số phụ nữ, việc phát hiện mình bị tiểu đường thai kỳ có thể khiến họ lo lắng và bối rối. Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao? Không nên hoảng loạn, mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát và quản lý sức khoẻ bản thân dù cho bị tiểu đường trong thai kỳ.

Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao? Theo dõi đường huyết thường xuyên

Để giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường trong thai kỳ, cần thường xuyên kiểm tra mức đường huyết trước khi ăn và sau khi ăn. Mức đường huyết an toàn và ổn định cho phụ nữ mang thai mắc tiểu đường là dưới 95 mg/dL trước khi ăn, dưới 120 mg/dL sau khi ăn trong hai giờ và dưới 130 mg/dL sau khi ăn trong một giờ. Để biết cách kiểm tra mức đường trong máu, cách điều chỉnh chế độ ăn và hoạt động để duy trì mức đường huyết an toàn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn và các thói quen sinh hoạt có thể giúp ổn định mức đường trong máu và là một phương pháp điều trị tiểu đường trong thai kỳ, giảm nguy cơ biến chứng. Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, bao gồm nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc, thực phẩm giàu protein như thịt gà không mỡ, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. 

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn phù hợp trong thai kỳ, giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Trước khi sinh, cần bổ sung thêm vitamin chứa axit folic để ngăn ngừa dị tật thần kinh (như tật nứt đốt sống). Tuy nhiên, trước khi bổ sung vitamin hoặc bất kỳ chất bổ sung nào, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao? 1
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Đảm bảo lượng carbohydrate đủ hàng ngày

Carbohydrate (carb) đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường. Carb là nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Trong điều kiện bình thường, một người cần khoảng 135g carb mỗi ngày, nhưng đối với phụ nữ mang thai mắc tiểu đường, lượng carb cần tăng lên 175g mỗi ngày. Trong quá trình mang thai, đường huyết có thể khó kiểm soát vào buổi sáng, do đó, bạn có thể tăng cường ăn nhiều carb hơn vào bữa trưa và bữa tối để tránh sự tăng đột ngột đường huyết.

Đa dạng hóa thực phẩm carb bằng cách tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây (bao gồm cả vỏ), rau và các sản phẩm từ sữa. Những thực phẩm này cung cấp lượng carb cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, thực phẩm giàu chất xơ hoặc ít đường giúp duy trì sự ổn định đường huyết và cảm giác no lâu hơn.

Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt

Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao? Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường cần loại bỏ nước nước ngọt có gas, bánh kẹo và bất kỳ thức uống hay thực phẩm nào có hàm lượng đường cao khỏi chế độ ăn uống. Những đồ uống và thực phẩm ngọt làm tăng nồng độ đường trong máu nhanh chóng, góp phần vào các biến chứng. Thay vào đó, hãy chọn nước lọc làm lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể uống sữa ít béo để cung cấp thêm dinh dưỡng cho thai nhi.

Tuân thủ chỉ định uống thuốc

Một số phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường cần sử dụng thuốc để kiểm soát mức đường trong máu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, các bà bầu cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, không tự ý dùng hoặc sử dụng thuốc không theo liều lượng được ghi trong đơn.

Insulin là một phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ được lựa chọn. Theo một nghiên cứu tại Đại học Toronto (Canada), một phụ nữ mang thai mắc tiểu đường cần sử dụng insulin để điều trị bệnh này và các loại insulin này được chứng minh là an toàn trong suốt thai kỳ.

Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao? 2
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần tuân thủ chỉ định uống thuốc nghiêm ngặt

Tăng thời gian ngủ

Theo một nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ), việc thiếu ngủ có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường khi mang thai. Chất lượng giấc ngủ kém hoặc thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Do đó, khi mang thai hoặc mắc tiểu đường khi mang thai, các bà bầu nên tăng thời gian ngủ và chú trọng đến việc chăm sóc giấc ngủ để có giấc ngủ tốt hơn.

Thực hiện hoạt động thể dục

Mẹ bầu được khuyến nghị thường xuyên thực hiện hoạt động thể chất phù hợp trong thời kỳ mang thai, ngay cả khi không mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang mang thai mắc tiểu đường, hãy tăng cường hoạt động thể dục. Việc tập luyện có lợi cho sức khỏe tổng thể và có thể cải thiện quá trình chuyển hóa glucose, kiểm soát nồng độ đường trong máu và cải thiện tình trạng tiểu đường.

Trong thời kỳ mang thai, hãy lựa chọn những bài tập không gây nguy hiểm và nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục nhịp điệu, yoga... Tránh các hoạt động mạnh, va chạm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé hoặc gây nguy hiểm té ngã.

Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao? 3
Mẹ bầu nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục nhịp điệu, yoga

Kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu của Đại học Sản phụ khoa Mỹ, phụ nữ mang thai mắc tiểu đường có nguy cơ mắc tiểu đường sau này tăng lên gấp 7 lần. Nếu bạn đã mắc tiểu đường khi mang thai, hãy kiểm tra bệnh tiểu đường từ 6 - 12 tuần sau sinh và thực hiện kiểm tra sàng lọc mỗi 3 năm 1 lần. Ngoài ra, trước khi mang thai lần tiếp theo, phụ nữ nên kiểm tra xem đã mắc tiểu đường khi mang thai trước đó để áp dụng biện pháp hạn chế rủi ro.

Bằng cách tuân thủ các chỉ đạo y tế, thay đổi lối sống lành mạnh và thực hiện đúng các liều thuốc và phương pháp điều trị, bạn có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ và mang thai một cách an toàn, thành công. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm