Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Nếu không tiêm phòng cho trẻ có sao không? Những loại vắc-xin thiết yếu mà trẻ cần tiêm

Ngày 23/06/2024
Kích thước chữ

Tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh là chiến dịch được triển khai toàn quốc. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn băn khoăn rằng không tiêm phòng cho trẻ có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu câu trả lời nhé!

Vậy không tiêm phòng cho trẻ có sao không? Chương trình tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tới trẻ nhỏ được chuyên gia khuyến cáo thực hiện càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ giúp bảo vệ bé trong thời thơ ấu mà còn tạo hệ miễn dịch chủ động giúp trẻ chống lại mầm bệnh trong suốt cuộc đời. Cùng Long Châu tìm hiểu nhé!

Nếu không tiêm phòng cho trẻ có sao không?

Việc tiêm phòng cho trẻ là một chủ đề quan trọng, thường gây ra nhiều tranh luận trong xã hội hiện nay. Một số phụ huynh tỏ ra lo ngại về các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc-xin, trong khi những người khác nhận thức rõ ràng về lợi ích của việc này. Câu hỏi "Nếu không tiêm phòng cho trẻ có sao không?" là một băn khoăn cần được giải đáp dựa trên các thông tin khoa học kết hợp thực tế.

Ngay từ khi sinh ra, hệ miễn dịch của trẻ thường được cung cấp bởi sữa mẹ, còn gọi là hệ miễn dịch thụ động. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những tháng đầu đời.

Tuy nhiên, loại miễn dịch này không kéo dài mãi mà thường hết tác dụng sau 6 tháng. Lúc này, hệ miễn dịch thụ động sẽ yếu dần, không còn đủ khả năng bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus. Do đó, việc chuyển đổi sang hệ miễn dịch chủ động thông qua tiêm phòng là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho trẻ.

Bởi vậy, để trả lời cho thắc mắc rằng không tiêm phòng cho trẻ có sao không thì việc trẻ không tiêm vắc-xin có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trẻ sẽ không có miễn dịch cần thiết để chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Những bệnh lây nhiễm với phương pháp điều trị còn hạn chế như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản và đậu mùa đều có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vậy trẻ không tiêm phòng có hậu quả gì? Thống kê cho thấy, hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới đã mất đi sinh mạng vì những căn bệnh này trước khi vắc-xin được phát triển.

Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là nhận thức của phụ huynh về việc tiêm vắc-xin. Nhiều người vẫn còn chủ quan mà chưa hiểu rõ về nguy cơ khi không tiêm phòng cho trẻ. Cha mẹ có thể nghe theo những thông tin sai lệch hoặc lo ngại về tác dụng phụ hiếm gặp của vắc-xin.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy lợi ích của việc tiêm phòng vượt xa so với rủi ro. Các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo rằng việc tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, việc tiêm phòng không chỉ là trách nhiệm của từng gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo vệ sức khỏe thế hệ tương lai.

Nếu không tiêm phòng cho trẻ có sao không? Những loại vắc-xin thiết yếu mà trẻ cần tiêm 1
Nếu không tiêm phòng cho trẻ có sao không?

Các loại vắc-xin cần tiêm cho trẻ em

Vậy không tiêm phòng cho trẻ có sao không? Việc tiêm phòng cho trẻ em là một biện pháp thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các loại vắc-xin được thiết kế để kích thích hệ miễn dịch của trẻ phát triển khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là danh sách các loại vắc-xin quan trọng cần tiêm cho trẻ em, bao gồm:

  • Vắc-xin viêm gan B: Đây là vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm gan B. Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Vắc-xin này cần được tiêm cho trẻ sơ sinh ngay sau khi ra đời trong vòng 24 giờ để bảo vệ trẻ ngay từ những ngày đầu đời.
  • Vắc-xin BCG: Đây là vắc-xin phòng bệnh lao. Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra, có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến phổi và các cơ quan khác trong cơ thể. Vắc-xin BCG được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, nên được tiêm trong vòng 1 tháng sau khi sinh.
  • Vắc-xin DPT - VGB - HiB: Đây là vắc-xin kết hợp dùng để phòng các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm màng não do vi khuẩn HiB. Loại vắc-xin này được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, với lịch tiêm như sau: Lần 1 thực hiện ngay khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, lần 2 tiêm cách lần đầu ít nhất 1 tháng, lần 3 là mũi cuối cùng cách lần thứ 2 ít nhất 1 tháng.
  • Vắc-xin bại liệt: Gồm hai loại là OPV uống và IPV tiêm. Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm gây tê liệt cơ thể, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Cả hai loại vắc-xin này đều được sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi:
  • Vắc-xin sởi: Vắc-xin được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi để phòng ngừa bệnh sởi, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vắc-xin này cần được tiêm sớm ngay khi trẻ đã đủ 9 tháng tuổi. Trường hợp trẻ không tiêm phòng có hậu quả gì? Bé nếu không được tiêm phòng sởi sẽ dễ nhiễm bệnh hơn, đồng thời bệnh sẽ nặng hơn so với trẻ được tiêm phòng.
  • Vắc-xin sởi - quai Bị - Rubella: Đây là vắc-xin kết hợp phòng ngừa ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vắc-xin này được tiêm cho trẻ dưới 2 tuổi, với một mũi khi trẻ đã đủ 18 tháng tuổi.
  • Vắc-xin DPT: Đây là vắc-xin nhắc lại dùng để phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván. Loại vắc-xin này được tiêm cho trẻ em dưới 2 tuổi, với một mũi khi trẻ đã đủ 18 tháng.
  • Vắc-xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản: Được tiêm cho trẻ dưới 2 tuổi để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, một bệnh nguy hiểm gây viêm nhiễm, tổn thương não. Lịch tiêm như sau: Mũi một tiêm khi trẻ đã đủ 2 tháng tuổi, lần 2 được thực hiện cách lần đầu từ 1 đến 2 tuần, mũi 3 cuối cùng tiêm cách lần thứ 2 một năm.
Nếu không tiêm phòng cho trẻ có sao không? Những loại vắc-xin thiết yếu mà trẻ cần tiêm 2
Các loại vắc-xin thiết yếu giúp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi mầm bệnh từ môi trường

Trường hợp trẻ không tiêm vắc-xin

Việc tiêm phòng cho trẻ em là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng có thể tiêm phòng vắc-xin do một số trường hợp chống chỉ định hoặc nên tạm hoãn tiêm phòng. Các trường hợp chống chỉ định không tiêm vắc-xin ngay tại thời điểm đó bao gồm:

  • Trẻ sốt cao: Khi trẻ có sốt cao hơn 39 độ C, việc tiêm phòng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
  • Tiền sử phản ứng nặng với vắc-xin hoặc kháng sinh: Trẻ từng có phản ứng nặng hoặc biến chứng sau khi tiêm vắc-xin hoặc sử dụng kháng sinh cần cẩn trọng khi thực hiện tiêm vắc-xin. Nếu không tiêm phòng cho trẻ có sao không? Trong trường hợp này, cha mẹ nên trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện tiêm phòng cho con.
  • Suy giảm miễn dịch: Trẻ bị suy giảm miễn dịch không thể phản ứng đủ mạnh với vắc-xin.
  • Suy giảm chức năng đường hô hấp hoặc các cơ quan khác: Các bệnh như suy hô hấp, hen suyễn, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận... khiến cho trẻ không thể chịu được tác động của vắc-xin.
Nếu không tiêm phòng cho trẻ có sao không? Những loại vắc-xin thiết yếu mà trẻ cần tiêm 3
Trẻ đang thời gian sốt cao chưa phù hợp để thực hiện tiêm phòng

Ngoài những trường hợp chống chỉ định, cũng có những trường hợp nên tạm hoãn tiêm phòng vắc-xin để đảm bảo an toàn cho trẻ, cụ thể:

  • Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính: Những bệnh này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ.
  • Trẻ có tiền sử phản ứng nặng sau lần tiêm trước đó: Để tránh các phản ứng phụ nghiêm trọng, cha mẹ cần trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
  • Trẻ mới sử dụng sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng: Trừ khi sử dụng kháng huyết thanh viêm gan B.
  • Trẻ nặng dưới 2000g: Trẻ sơ sinh nặng dưới mức này có thể có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Trẻ đang sử dụng hoặc mới kết thúc điều trị bằng Corticoid: Corticoid có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.
Nếu không tiêm phòng cho trẻ có sao không? Những loại vắc-xin thiết yếu mà trẻ cần tiêm 4
Nếu trẻ mới điều trị Corticoid có thể cần hoãn thời gian tiêm phòng

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của cha mẹ về thắc mắc rằng không tiêm phòng cho trẻ có sao không? Mong bạn đọc đã có được thông tin hữu ích về chủ đề này để đưa ra lựa chọn đúng đắn, phù hợp cho con. Việc tiêm phòng đúng lịch và đúng phương pháp sẽ giúp mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của trẻ nhỏ trong tương lai. 

Hiện nay, Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp vắc xin chính hãng với giá tốt. Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, mời bạn liên hệ trực tiếp với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline: 1800 6928 để được tư vấn gói vắc xin phù hợp và đặt lịch tiêm chủng nhanh nhất.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin