Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi mùa đông đến, các trường hợp ngộ độc khí than do sử dụng than để sưởi ấm trong phòng rất phổ biến. Phòng đóng kín đốt than sinh ra khí CO rất độc nhưng không được thoát ra ngoài. Với đặc điểm của khí CO là không màu, không vị nên rất khó phát hiện, đặc biệt là trong khi ngủ, có thể dẫn đến tử vong.
Ngộ độc khí than là do não bị thiếu oxy. Các tế bào chất xám có nhiệm vụ về các hoạt động tinh thần, tình cảm và lý trí lại và rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Do đó, khi hít nhiều khí CO các tế bào này sẽ bị tổn thương. Nhiễm độc quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong, những người sống sót sẽ bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lý về sau.
Nạn nhân ngộ độc khí CO có các biểu hiện sau: Lúc đầu, các triệu chứng rải rác, không rõ ràng. Với những trường hợp ngộ độc nhẹ, thường chỉ có biểu hiện nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi nên rất dễ lầm tưởng bị mắc các bệnh nhiễm virus. Một số người bị đỏ da, nhưng đây là một triệu chứng không phổ biến.
Ngộ độc mức độ trung bình: Nạn nhân cảm thấy đau tức ngực, khó vận động, mờ mắt, khó thở, mạch đập nhanh thở nhanh, hoại tử cơ.
Khi nhiễm độc nặng người bị sẽ cảm thấy đau ngực, đánh trống ngực, mất phương hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, nhồi máu cơ tim do thiếu hụt oxy. Bệnh nhân có thể bị ngất, môi và các đầu ngón tay, ngón chân tím tái, tay chân co cứng hoặc cử động bất thường.
Di chứng thần kinh và tâm thần thường gặp trong nhiều trường hợp ngộ độc khí CO. Sau khi hồi phục bệnh nhân thay đổi tính tình, giảm trí nhớ, mất tập trung, liệt nửa người, cử động bất thường, đi lại khó khăn, vận động chậm chạp, chân tay cứng và run, liệt các cơ mặt. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh muộn và chiếm tới 40 % nạn nhân bị ngộ độc khí CO.
Người bị ngộ độc khí CO thường ở trong phòng đóng kín cửa và đốt than. Nếu bệnh nhân ngất xỉu nên khẩn trương mở các cửa để thoát khí ra ngoài và đưa nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm độc sau đó nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời. Vì nếu mức độ nhiễm độc CO trên 60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong cao.
Người đi sơ cứu nạn nhân cũng cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng thời nhanh chóng gọi người khác đến giúp đỡ, gọi cấp cứu. Nếu bệnh nhân thở yếu hoặc ngừng thở, thì lập tức thực hiện phương pháp hồi sức miệng, hà hơi thổi ngạt. Nếu nạn nhân bất tỉnh, đặt người bệnh nằm nghiêng, vừa hô hấp nhân tạo vừa đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Để tránh ngộ độc khí than, cần sử dụng than củi đúng cách, không đốt than, hoặc đốt củi trong nhà đóng kín cửa. Hoặc không nấu nướng trong không gian nhỏ kể cả khi dùng khí gas vì oxy trong không khí sẽ bị hao dần. Khí CO và CO2 sẽ ngày càng tăng. Điều này khiến người trong phòng kín nhanh chóng thiếu oxy, ngất xỉu và tử vong, vô cùng nguy hiểm.
Cán bộ y tế cần tăng cường tuyên truyền cho người dân cách chống rét trong nhà an toàn như nhà cửa phải được che chắn cẩn thận, mặc quần áo ấm, chăn đệm ấm áp.
Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của bếp ga, lò sưởi, hệ thống thông hơi. Không đặt máy phát điện ở những nơi kín như tầng hầm hoặc gần phòng ngủ. Ở những nơi làm việc tiếp xúc nhiều với khí CO như lò gạch, xưởng may, lò luyện kim,... phải được đo nồng độ CO liên tục để đảm bảo lượng CO không vượt quá quy định cho phép.
Thời tiết chuyển lạnh là thời điểm bệnh viêm da cơ địa rất dễ bùng phát. Nhiều người cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu với làn da khô ráp, có người nứt nẻ chảy máu rất đau đớn. Nếu bạn sử dụng máy sưởi để làm ấm, bạn nên có một chậu chứa nước nhỏ đặt ở một góc phòng và sử dụng kem dưỡng ẩm da thường xuyên. Lò sưởi không được để nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ bên ngoài. Mức chênh lệch này chỉ nên trong khoảng 10 độ C, tránh trường hợp nóng lạnh đột ngột dễ gây cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ và người già, cần duy trì thân nhiệt ổn định, hạn chế tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh vì nguy cơ xảy ra tai biến là rất cao. Không nên đóng cửa phòng khi đang bật máy sưởi, vì nếu kín quá sẽ không có không khí lưu thông khiến không khí bị khô và nóng, dễ dẫn đến khó thở và nguy cơ ngạt thở.
Trên đây là những thông tin về sự nguy hiểm của ngộ độc khí than. Sưởi ấm bằng than tuy tiết kiệm chi phí nhưng đây là cách rất nguy hiểm, nhất là khi bạn đang trong phòng kín. Nếu không kịp thời nhận ra hoặc đang trong lúc ngủ có thể dẫn đến tử vong. Do đó các bạn cần lưu ý tìm những cách giữ ấm khác an toàn hơn để không gây hại cho bản thân và gia đình. Hy vọng bài viết đã mang đến lời khuyên hữu ích cho bạn đọc.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.