Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm dung nạp glucose hay nghiệm pháp tăng đường huyết đánh giá tăng đường huyết và được sử dụng để chẩn đoán tiền tiểu đường và tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ.
Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin giúp bạn hiểu thêm về nghiệm pháp tăng đường huyết, đặc biệt ở phụ nữ có thai. Hãy cũng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Xét nghiệm OGTT hoặc GTT là cách để kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không. Trong thử nghiệm này, bạn sẽ được đo đường huyết lúc đói, sau đó bạn sẽ uống một loại nước có chứa đường. Sau một khoảng thời gian, bác sĩ sẽ kiểm tra lại đường huyết của bạn để đánh giá chức năng xử lí glucose của cơ thể, từ đó giúp chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường. Xét nghiệm này thường được thực hiện chủ yếu để xác định tình trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ có thai.
Bệnh đái tháo đường là tình trạng bệnh lý trong đó cơ thể không thể kiểm soát đường trong máu một cách hiệu quả, thường do thiếu insulin hoặc kháng insulin. Điều này dẫn đến mức đường trong máu tăng lên. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), đái tháo đường đang là nguyên nhân thứ tám gây tử vong tại Hoa Kỳ.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng không dung nạp đường khiến đường huyết tăng trong quá trình mang thai, và bệnh thường có xu hướng tự khỏi sau khi kết thúc thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng trên trên cả mẹ và bé. Ở sản phụ, mắc đái tháo đường thai kỳ dẫn đến những bệnh như tăng huyết áp, sản giật, tiền sản giật trong quá trình mang thai và nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 sau khi kết thúc thai kỳ. Ở bé, mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ làm tăng khả năng lưu thai, đẻ non… và nguy cơ em bé mắc đái tháo đường, suy hô hấp… khi được sinh ra.
Tại Mỹ, có tới 10% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ mỗi năm. Chính vì vậy, chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường vô cùng quan trọng để kiểm soát tốt và ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường sau này.
Nếu bạn thuộc vào một trong những trường hợp sau đây, thì nên xem xét làm xét nghiệm tăng đường huyết đường uống:
Trong trường hợp phụ nữ mang thai và có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, cần thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose. Xét nghiệm này nên được tiến hành cho tất cả phụ nữ mang thai hoặc những người có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao. Cần thực hiện xét nghiệm này ở mọi giai đoạn của thai kỳ, nhưng thường là tốt nhất làm vào tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ, hoặc khi bạn có những những đặc điểm sau đây:
Cách thực hiện xét nghiệm như sau:
Xét nghiệm | Glucose khi đói (mmol/L) | Sau 1 giờ | Sau 2 giờ | |||
HbA1c (%) | < 6,0 | ≤ 6,0 – 6,5 | > 6,5 | ≤ 6,5 | > 6,5 | |
Glucose | < 5,6 | ≤ 7,0 | < 7,0 | ≥ 5,6 – 6,9 | ≥ 5,6 – 10,9 | ≥ 11 |
Kết luận | Bình thường | Rối loạn dung nạp glucose | Đái tháo đường | Rối loạn dung nạp glucose | Rối loạn dung nạp glucose | Đái tháo đường |
Xét nghiệm | Glucose khi đói (mmol/L) | Sau 1 giờ | Sau 2 giờ | |||
HbA1c (%) | < 6,0 | ≤ 6,0 – 6,5 | ≥ 6,5 | ≤ 6,5 | > 6,5 | |
Glucose | < 5,1 | 5,1 – 6,9 | > 7,0 | > 10,0 | ≥ 5,1 – 6,4 | > 8,5 |
Kết luận | Bình thường | Rối loạn dung nạp glucose | Đái tháo đường | Đái tháo đường | Rối loạn dung nạp glucose | Đái tháo đường |
Tuân thủ cuộc hẹn thăm khám trước khi sinh và tuân thủ kế hoạch điều trị của bạn. Điều này bao gồm:
Khi bạn mang thai và mắc bệnh tiểu đường, việc ăn đúng thực phẩm là rất quan trọng. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lập kế hoạch ăn uống phù hợp, đồng thời cũng sẽ hỗ trợ bạn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong thời gian mang thai. Điều này giúp đảm bảo bé và bạn đều khỏe mạnh.
Tuy nhiên nếu không có điều kiện để thuê một chuyên gia dinh dưỡng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các thực phẩm nên ăn và không nên ăn, từ đó tự thiết kế một chế ăn uống phù hợp với bản thân. Hãy duy trì đều đặn lượng calo nạp và các hoạt động thể chất tương ứng vào sao cho phù hợp với lượng thuốc bạn sử dụng, để luôn kiểm soát đường huyết hiệu quả nhất.
Tập thể dục là một cách tốt để kiểm soát đường huyết. Hoạt động này giúp cân bằng việc bạn ăn uống, và sử dụng thuốc. Sau khi thảo luận với bác sĩ, bạn có thể bắt đầu tập thể dục thường xuyên khi mang thai và sau khi sinh.
Hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần để tập thể dục. Điều này có thể là việc đi bộ nhanh, bơi lội hoặc thậm chí tham gia vào các hoạt động vui chơi tích cực với trẻ em. Điều quan trọng là tìm một hoạt động mà bạn thích và có thể duy trì thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh và giữ được tâm lý thư thái trong thai kỳ.
Vì mang thai khiến nhu cầu năng lượng của cơ thể thay đổi nên lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh, chính vì vậy, hãy theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Ngoài ra, việc theo dõi đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn theo dõi được tình trạng bệnh,từ đó bạn có thể chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập của bản thân. Đồng thời những con số này cũng mang giá trị tham khảo nhất định cho bác sĩ, giúp bác sĩ nắm rõ được tình trạng bệnh của bạn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu bạn mang thai và bác sĩ chỉ định cần sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết, hãy lưu ý kỹ cách sử dụng insulin đúng, các triệu chứng hạ đường huyết quá mức, và luôn trữ sẵn kẹo đường hoặc đồ ăn vặt nhiều năng lượng để dự phòng khi hạ đường huyết quá mức nhé.
Sau khi sinh con, nên thực hiện xét nghiệm đường huyết trong khoảng từ 6 đến 12 tuần sau khi sinh và sau đó mỗi 1 - 3 năm một lần. Đối với hầu hết phụ nữ mang bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh tiểu đường thường sẽ biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, đôi khi bệnh này không biến mất và sau đó được gọi là tiểu đường tuýp 2. Thậm chí khi bệnh tiểu đường biến mất sau khi sinh, các mẹ vẫn có nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2 sau này.
Để phòng tránh hoặc trì hoãn việc mắc tiểu đường tuýp 2 trong tương lai, phụ nữ từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần duy trì việc tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh sau khi sinh. Đừng quên nhắc bác sĩ kiểm tra đường huyết của bạn định kỳ, thường là mỗi 1 - 3 năm.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần biết nghiệm pháp tăng đường huyết. Mong bạn đọc đã tìm được những thông tin quý báu!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.