Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người vẫn nghĩ uống bia không có hại như uống rượu. Cũng ít người nghĩ rằng ngộ độc bia vẫn có thể xảy ra. Thực hư việc này thế nào?
Hầu hết mọi người đều nghĩ “uống bia mát hơn uống rượu”, uống bia không có hại cho sức khỏe như uống rượu. Chúng ta vẫn thường nhắc nhau dè chừng ngộ độc rượu nhưng ít khi thấy ai nhắc nhở nhau cảnh giác với tình trạng ngộ độc bia. Còn theo các chuyên gia sức khỏe, dù uống rượu hay bia cũng đều nạp vào cơ thể một lượng cồn nhất định. Và ngộ độc bia có thể “ghé thăm” không ngoại trừ một ai.
Bia là một thức uống có cồn được sản xuất bằng quá trình lên men và không chưng cất các loại hạt ngũ cốc, phổ biến nhất là lúa mạch và lúa mì. Thành phần chính để nấu bia là ngũ cốc, men, gia vị và nước. Có nhiều loại bia khác nhau với những đặc trưng khác nhau tùy vào nguyên liệu và phương thức nấu bia.
Bia thường chứa từ 1% đến 12% cồn, các loại bia không cồn cũng có nồng độ cồn dưới 2%. Ngộ độc bia là tình trạng ngộ độc do tiêu thụ lượng bia quá lớn trong một thời gian ngắn, hoặc do cơ thể không dung nạp được và phản ứng với thành phần nào đó có trong bia.
Một người có cân nặng 60kg nếu uống 2 lon bia, nồng độ cồn có thể là 50 gram/100ml máu. Lúc này hệ thần kinh đã có thể rơi vào trạng thái thiếu tỉnh táo. Từ lâu, bia vẫn được coi như một độ uống “giải khát” nên mỗi lần uống mọi người thường có xu hướng uống nhiều. Nồng độ cồn trong máu tăng tỷ lệ thuận với lượng bia tiêu thụ. Uống càng nhiều bia, nguy cơ ngộ độc càng cao.
Nhiều trường hợp ngộ độc bia xảy ra do người uống có cơ địa dị với các thành phần trong bia như:
Ngoài ra, nhiều nạn nhân ngộ độc khi uống bia do bản thân đã có tiền sử bệnh lý về gan. Chức năng gan giảm ảnh hưởng đến khả năng đào thải độc tố của bia ra ngoài cơ thể.
Triệu chứng ngộ độc bia biểu hiện trên mỗi người phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa và lượng bia họ tiêu thụ. Các triệu chứng ngộ độc sau khi uống bia thường không quá nghiêm trọng như ngộ độc rượu và ít nguy hiểm đến tính mạng. Một số dấu hiệu nhận biết ai đó bị ngộ độc sau khi uống bia như:
Nếu nhận thấy các biểu hiện ngộ độc ở mức độ nhẹ, người thân của nạn nhân có thể xử trí tại nhà. Một số việc nên làm để giúp nạn nhân ngộ độc bia giảm nhẹ triệu chứng như:
Để tránh nguy cơ ngộ độc bia, việc đầu tiên mỗi chúng ta cần làm là không nên coi bia là thức uống giải khát và không nên uống quá nhiều. Theo các bác sĩ, nữ giới chỉ nên tiêu thụ 1 đơn vị cồn mỗi ngày và ở nam giới là 2 đơn vị cồn mỗi ngày. Mỗi đơn vị cồn tương đương với khoảng 1 cốc bia.
Những người có cơ địa dị ứng với bia có thể làm các xét nghiệm để kiểm tra chính xác thành phần mình bị dị ứng bằng test nội bì, test chích da hoặc xét nghiệm máu. Việc kiểm tra này sẽ giúp họ tránh được nguy cơ bị dị ứng thực phẩm hay đồ uống khác có chứa các thành phần giống bia.
Khi đã xác định nguyên nhân ngộ độc do dị ứng với thành phần của bia, cách tốt nhất để phòng ngộ độc là tránh uống bia tuyệt đối.
Ngộ độc bia tuy không gây hậu quả nặng nề như ngộ độc rượu nhưng vẫn có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Và dù có lo lắng trước nguy cơ ngộ độc hay không, mỗi chúng ta nên sử dụng bia đúng liều lượng khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.