Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ngộ độc ozone là gì? Có phòng tránh được không?

Ngày 21/06/2022
Kích thước chữ

Ozone là một dạng oxy, được sử dụng để khử độc cho trái cây và thực phẩm. Tuy nhiên, hít phải khí này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Hiện nay, vấn đề thực phẩm không an toàn, chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đến gia cầm, gia súc bị nhiễm khuẩn, luôn là vấn đề gây lo lắng cho người tiêu dùng. Chính vì điều này mà thời gian gần đây việc sử dụng máy tạo ozone để khử độc thực phẩm ngày càng nhiều. Nhiều người xem đây là giải pháp để bảo vệ sức khoẻ trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Trong khi sử dụng ozone để loại bỏ vi khuẩn và thuốc trừ sâu có phần nào hiệu quả nhưng đi kèm với những rủi ro khó lường như ngộ độc ozone.

Ozone là gì?

Ozone là một chất khí không màu, có mùi tanh nhạt ở nồng độ tương đối cao. Trong tự nhiên, ozon được hình thành từ oxy ở thể khí dưới tác dụng của tia tử ngoại, do sét đánh hoặc do hoạt động của các động cơ tàu thuyền, ô tô,... Ngoài ra máy photocopy, tivi khi hoạt động cũng sinh ra một lượng nhỏ khí ozon. 

Tính chất hóa học của ozon là rất dễ phản ứng, nó phân hủy nhiều chất hữu cơ và tiêu diệt vi khuẩn. Vì vậy, được sử dụng như một chất diệt khuẩn trong ngành công nghiệp nước đóng chai. Ngoài ra nó còn có tác dụng khử mùi hóa chất, mùi tanh hải sản, làm mất màu của nhiều loại dung dịch. Ozone đôi khi được sử dụng để bảo quản rau và trái cây. Ngoài ra nó còn được dùng trong ngành y tế để rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương, rửa tay trước khi phẫu thuật. Một đặc tính nổi bật của ozone là sau khi được xử lý sẽ chuyển hóa thành oxy, hoàn toàn không độc hại.

Ngộ độc ozone là gì? Có phòng tránh được không? 1 Ozone là một chất khí không màu được hình thành từ oxy ở thể khí

Tác dụng của máy ozone

Hiện máy tạo ozone bán khá nhiều trên thị trường. Việc sử dụng máy ozone để khử trùng, diệt khuẩn. Nhưng nhìn chung, một chiếc máy tốt đòi hỏi kỹ thuật cao, hiệu suất khi sử dụng hợp lý và an toàn cho người sử dụng. Nếu ozone dư thừa sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ngược lại, nếu lượng ozone thấp thì không có tác dụng gì. 

Ngoài ra, trong khi sử dụng máy ozone còn tạo ra NO2, rất có hại cho đường hô hấp. Máy ozone đạt tiêu chuẩn phải có bộ phận xử lý làm khô không khí để khắc phục tình trạng sinh ra khí NO2. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các loại máy ozone bán trên thị trường đều không có bộ phận này do giá thành quá cao.

Ngộ độc ozone

Cần lưu ý một tác dụng bất lợi của ozone: Để có tác dụng phân hủy hóa chất và khử trùng, máy tạo ozone phải có nồng độ ozone đủ lớn, nhưng ozone thoát ra từ quá trình loại bỏ vi khuẩn trong thực phẩm sẽ có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Đặc biệt là những người có vấn đề về phổi hoặc hen suyễn. Khí ozone dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, các bệnh về đường hô hấp. 

Ngộ độc ozone thường bắt đầu với các triệu chứng như đau đầu, khó thở và ho khan. Trong trường hợp nặng hơn, có thể bị hen suyễn hoặc tổn thương thị lực, đục thủy tinh thể dẫn đến mù lòa.

Do đó khi ngửi thấy mùi hôi tanh khi đang sử dụng ozone thì nên tránh xa ngay. Ngoài ta khí ozone cũng có thể làm hỏng vật liệu bằng cao su và nhanh chóng làm hoen gỉ các đồ vật bằng kim loại.

Ngộ độc ozone là gì? Có phòng tránh được không? 2 Ngày ngay ozone thường được sử dụng trong làm sạch thực phẩm khỏi vi khuẩn, chất độc hại

Biểu hiện nhiễm độc ozone

Ngộ độc cấp tính

Tiếp xúc với ozone trong vài thời gian và nồng độ khác nhau thì mức độ nguy hiểm khác nhau.

  • Kích ứng mũi và họng.
  • Nhức đầu, khó thở, ho, co thắt ngực, rối loạn hô hấp, giảm thị lực.
  • Tổn thương hồng cầu và giảm khả năng bão hòa oxy hemoglobin, rối loạn thần kinh, khó diễn đạt.
  • Phù phổi khi tiếp xúc ozone ở nồng độ cao.
  • Tử vong ngay lập tức nếu tiếp xúc ozone ở nồng độ 50ppm.

Ngộ độc mãn tính

Tiếp xúc liên tục, thường xuyên với nồng độ khoảng 1ppm gây mệt mỏi, nhức đầu, khó thở, rối loạn hô hấp.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên nên nghỉ ngơi và theo dõi sức khoẻ. Các triệu chứng khi tiếp xúc quá nhiều gây phù phổi sẽ chưa xuất hiện ngay mà phải sau một thời gian dài tiếp xúc. Các triệu chứng sẽ càng nặng hơn nếu gắng sức làm việc. Do đó cần nghỉ ngơi hợp lý và theo dõi y tế với người nhiễm độc nặng.

Cách phòng tránh tác hại của ozone

Một số các phòng tránh tác hại của ozane như sau:

  • Nồng độ cho phép sử dụng ozone là 0.0001mg/l.
  • Ozone không dễ cháy nhưng cần phòng tránh cháy nổ ở các loại khí khác vì phản ứng cháy, nổ nhiều hơn khi có thêm ozone. Cấm ozone tiếp xúc với các chất dễ bắt lửa. Các thiết bị thông gió, trang thiết bị điện nên làm từ chất liệu chống cháy nổ.
  • Nếu hít phải ozone gây nhức đầu, khó thở, cần thông gió, đi ra nơi thông thoáng và nghỉ ngơi. Nếu xảy ra sự cố cần sơ cứu nhanh chóng, hô hấp nhân tạo và đưa đến bệnh viện.
  • Nếu ozone dính vào da nên rửa lại với nước và chăm sóc y tế.
  • Khi làm việc trong môi trường có ozone cần dùng kính bảo vệ, miếng che chắn bảo vệ mắt. Nếu ozone dính vào mắt nên rửa lại với nước ngay lập tức và đến bệnh viện mắt.
  • Nếu bị tràn ozone ra không khí cần thông gió, sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm, không dùng tia nước phun lên chất lỏng, dùng mặt nạ thở để bảo vệ sức khoẻ.
Ngộ độc ozone là gì? Có phòng tránh được không? 3 Người tiêu dùng có thể ngâm thực phẩm với nước muối loãng để bảo vệ sức khoẻ

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng ngộ độc ozone. Tóm lại, nếu muốn sử dụng khử khuẩn thực phẩm nên cẩn thận lựa chọn loại máy ozone đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi sử dụng máy ozone phải để nơi thông thoáng. Người dùng nên tránh xa máy khi máy đang hoạt động.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn thực phẩm bạn có thể sử dụng nước muối loãng để làm sạch thực phẩm và trái cây. Người tiêu dùng có thể ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối pha loãng khoảng 15 - 30 phút, sau đó rửa sạch với nước để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất độc hại khác. Phương pháp này vừa đơn giản, ít tốn kém và khá an toàn trong.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Ngộ độcOzone