Long Châu

Ngộ độc rượu mật nhân và những điều cần biết

Ngày 27/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rượu mật nhân tuy tốt cho sức khỏe nhưng tình trạng ngộ độc rượu mật nhân vẫn xảy ra. Khi ngộ độc rượu mật nhân, nhận diện thế nào và xử trí ra sao? Mời bạn tham khảo biết sau đây.

Cây mật nhân còn được biết đến với các tên gọi là cây bách bệnh - ám chỉ khả năng chữa “bách bệnh” của loài cây này. Vì những lợi ích bất ngờ với sức khỏe, cây mật nhân được sử dụng triệt để từ sắc nước uống, nấu thành cao, tán thành bột, ngâm sáp ong… cho đến ngâm rượu. Tuy nhiên, thực tế vẫn có người ngộ độc rượu mật nhân. Trong trường hợp đó, nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí ra sao?

Rượu mật nhân là gì?

Cây mật nhân là một cây thuốc quý, dạng thân gỗ và hay mọc dưới bóng râm của các loài cây lớn. Trừ hoa ra, tất cả các bộ phận từ lá, thân, cành, rễ của cây mật nhân đều có thể sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Người ta lấy rễ cây mật nhân để ngâm rượu thuốc. Rễ cây màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ nên rượu mật nhân cũng rất “đưa miệng”. 

Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong rễ cây mật nhân có thành phần chính là Alcaloid, Quasinoide, Tritecpenoit với tác dụng tăng cường nội tiết, cải thiện chức năng sinh lý. Nhiều hãng sản xuất đã dũng rễ cây mật nhân để bào chế thực thực phẩm chức năng.

ngộ độc rượu mật nhân 1 Mật nhân được cho là có công dụng chữa “bách bệnh”

Ngoại trừ nguy cơ ngộ độc rượu mật nhân, người dùng có thể nhận thấy các lợi ích của loại rượu này như:

  • Giúp người dùng ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ chức năng tiêu hóa.
  • Chữa chứng đầy bụng,khó tiêu hay tiêu chảy.
  • Giúp chữa bệnh đau xương khớp.
  • Điều hòa kinh nguyệt nữ giới.
  • Tăng cường khả năng sinh lý cho quý ông.

Ngộ độc rượu mật nhân do nguyên nhân nào?

Thế nào là ngộ độc rượu? Ngộ độc rượu là hậu quả của việc uống một lượng quá lớn rượu trong một thời gian ngắn hoặc do uống rượu chứa thành phần độc hại cho sức khỏe. Ngộ độc rượu có thể gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan của cơ thể, nghiêm trọng nhất là tử vong. 

Ngộ độc rượu mật nhân thường xảy ra do các nguyên nhân như:

Nguyên nhân do rượu: Khi mua rượu về ngâm, có thể người mua đã mua nhầm rượu kém chất lượng. Đó có thể là loại rượu nấu bằng men kém chất lượng hoặc rượu được pha chế bằng cồn methanol - một loại cồn công nghiệp không được sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm. Khi xảy ra ngộ độc, nhiều người nhầm tưởng là cho cây mật nhân nhưng thực chất là ngộ độc rượu methanol.

Nhầm rễ cây mật nhân với rễ cây có độc: Khi mua rễ mật nhân về ngâm, có thể người mua đã mua phải rễ một loài cây có độc có hình dạng giống rễ mật nhân. Chất độc trong rễ cây tiết ra rượu, khiến người uống phải bị ngộ độc. 

ngộ độc rượu mật nhân 2 Ngộ độc rượu mật nhân có thể do uống quá liều 

Uống quá liều: Uống rượu mật nhân đúng liều lượng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Liều lượng rượu mật nhân thích hợp là dưới 60ml/ngày. Một thử nghiệm trên chuột đã cho kết quả: Nếu dùng quá 1.500ml/1kg thể trọng sẽ gây độc và có thể dẫn đến ngộ độc. 

Biểu hiện ngộ độc rượu mật nhân

Biểu hiện của ngộ độc rượu mật nhân tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nồng độ cồn trong máu. Sắp xếp theo mức độ nghiêm trọng tăng dần, người ngộ độc sẽ có những triệu chứng như:

  • Cảm xúc không ổn định, thần kinh rối loạn, nói nhiều, nôn ói và cảm giác buồn nôn thường trực.
  • Ngộ độc rượu mật nhân có thể khiến nạn nhân nói luyên thuyên không kiểm soát được, khả năng thị giác giảm (không phân biệt được màu sắc, hoa mắt, chóng mặt…), khả năng nghe giảm, không nhận thức được đúng sai.
  • Mắt thẫn thờ nhìn vô định, mất khả năng định hướng, không thể đi đứng vững, không cảm xúc, không kiểm soát được hành động và có thể gây ra bạo lực. 
  • Hệ thần kinh và hệ hô hấp được ức chế nặng. Tiểu tiện và đại tiện không tự chủ. Huyết áp hạ, người lạnh, da xanh, mặt tím tái và có thể dẫn đến hôn mê. 
  • Ở mức độ nguy kịch nhất, nạn nhân có thể bị ngừng hô hấp, trụy tim, co giật và nguy cơ tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. 

Các biểu hiện ngộ độc trên có thể xuất hiện sau 8 - 24 giờ tùy thể trạng và lượng rượu nạn nhân nạp vào cơ thể. Đi kèm với những biểu hiện trên là biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, suy gan, suy thận, rối loạn điện giải, hạ đường huyết…

ngộ độc rượu mật nhân 3 Cần theo dõi biểu hiện ngộ độc để đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời

Cần làm gì khi ngộ độc rượu mật nhân?

Khi bị ngộ độc thì tìm biện pháp để xử trí ngộ độc rượu là điều vô cùng cần thiết. Có những việc nên làm và những điều nên tránh bạn cần biết để giúp nạn nhân qua cơn nguy kịch. Cụ thể là:

Một số cách để sơ cứu người bệnh:

  • Cho nạn nhân uống các loại nước có tác dụng giải rượu như: Sữa nóng, trà gừng;, nước chanh/cam, nước sắn dây, nước trà xanh, nước dừa... Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại nước giải rượu chiết xuất từ thảo dược. Các sản phẩm này sẽ hỗ trợ gan thải độc và giảm triệu chứng khó chịu cho rượu gây nên. 
  • Hỗ trợ nạn nhân ngộ độc rượu mật nhân nôn rượu trong dạ dày bằng cách móc họng. Khi giúp nạn nhân nôn cần để họ ngồi lên. Trong trường hợp không thể ngồi, hãy để nạn nhân nằm úp, mặt nghiêng về một bên. 
  • Cho nạn nhân nằm nơi thoáng mát nhưng tránh gió, tránh nước, đồng thời giúp họ nới lỏng khuy áo, cổ áo và thắt lưng. 
  • Theo dõi sát các triệu chứng ngộ độc của nạn nhân. 
  • Gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Những điều cần tránh khi xử lý giúp người ngộ độc rượu:

  • Không nên để họ tắm hay tiếp xúc với nước lạnh để tránh hạ đường huyết thậm chí đột quỵ. 
  • Không nên để nạn nhân nằm một mình vì có thể họ bị rối loạn phản xạ, có thể nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Không cho người ngộ độc rượu dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau hay thuốc hạ sốt vì bất cứ lý do gì. Những loại thuốc này chỉ khiến tình trạng ngộ độc và các hệ lụy sức khỏe kèm theo thêm trầm trọng. 
  • Không để người ngộ độc rượu ngủ li bì suốt ngày đêm vì rất dễ rơi vào trạng thái hôn mê.
ngộ độc rượu mật nhân 4 Dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau khi ngộ độc rượu mật nhân là tối kỵ

Phòng tránh ngộ độc rượu mật nhân

Để tránh trường hợp bị ngộ độc khi uống rượu mật nhân, bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Liều lượng dùng rượu mật nhân thích hợp là dưới 60ml/ngày. 
  • Khi thấy các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… cần ngưng uống rượu ngay.
  • Những người có bệnh nền liên quan đến gan, thận, tim, người mới khỏi bệnh không nên uống rượu nói chung và rượu mật nhân nói riêng. 
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú không nên uống rượu mật nhân. 

Ngộ độc rượu mật nhân cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng như khi ngộ độc bất cứ loại rượu nào khác. Ngay khi nhận thấy cách chữa ngộ độc rượu tại nhà không phát huy tác dụng, bạn cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm