Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngũ cốc là một thực phẩm thiết yếu, được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất trong cuộc sống con người. Bạn đã biết ngũ cốc là gì? Ngũ cốc có mấy loại và công dụng của ngũ cốc là gì chưa?
Nếu cần kể tên một thực phẩm được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong mỗi gia đình, thì đó chính là ngũ cốc. Ngũ cốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của hầu hết mọi người. Nếu chưa biết ngũ cốc là gì, gồm những loại nào và có tác dụng gì thì đây chính là bài viết dành cho bạn!
Có nhiều cách hiểu khác nhau về ngũ cốc. Theo cách hiểu gần gũi nhất với người Việt Nam, ngũ cốc là 5 loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng phổ biến nhất gồm mè, gạo, ngô, lúa mì và các loại đậu. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng ngũ cốc chính là 5 loại cây lương thực trồng phổ biến nhất ở nước ta là lúa gạo, ngô, khoai, sắn và các loại đậu.
Theo cách hiểu bao quát nhất, ngũ cốc là tên gọi chung của các loại cây có hạt dùng làm lương thực. Đối với cách hiểu này, có đến hơn 300 cây lương thực khác nhau được sử dụng trong cuộc sống con người. Khi biết ngũ cốc là gì ta mới có thể phân biệt được các loại ngũ cốc.
Có nhiều cách phân loại ngũ cốc. Nhưng phổ biến nhất là phân loại theo cách chế biến. Theo đó, ta thường gặp những loại ngũ cốc như:
Ngũ cốc nguyên hạt là loại ngũ cốc chỉ được loại bỏ lớp vỏ bên ngoài. Cấu tạo ngũ cốc nguyên hạt gồm 3 lớp: Lớp ngoài cùng là lớp cám chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Lớp nội nhũ ở giữa chứa nhiều carbohydrates và phôi (mầm) chứa protein, các vitamin và khoáng chất. Mỗi lớp của ngũ cốc nguyên hạt là mang đến những giá trị dinh dưỡng riêng. Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp chúng ta hấp thu nhiều nhất chất dinh dưỡng của ngũ cốc.
Ngũ cốc tinh chế là loại ngũ cốc đã trải qua quá trình xay xát kỹ để loại bỏ cám và mầm. Loại ngũ cốc này thường có kết cấu mịn hơn, hạn sử dụng dài hơn. Tuy nhiên, quá trình tinh chế khiến ngũ cốc bị mất đi từ 25% đến 90% giá trị dinh dưỡng vốn có. So với ngũ cốc nguyên cám, cơ thể hấp thụ ngũ cốc tinh chế nhanh hơn và dễ hơn. Nhiều người chưa rõ ngũ cốc là gì chỉ biết đến loại ngũ cốc tinh chế duy nhất là gạo trắng.
Ngũ cốc bổ sung là loại ngũ cốc được bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất bị mất đi do chế biến hoặc các dưỡng chất không có trong thực phẩm tự nhiên. Nhờ việc bổ sung này, ngũ cốc tốt cho sức khỏe con người hơn.
Những hiểu lầm về ngũ cốc như gây béo phì, tăng huyết áp,… khiến nhiều người e dè khi dùng ngũ cốc. Thậm chí có những người còn loại bỏ hoàn toàn ngũ cốc ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Nhưng thực tế, ngũ cốc là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào và đa dạng.
Trong ngũ cốc có tất cả các loại vitamin nhóm A, B, C, D, K. Đặc biệt có những vitamin nhóm B rất tốt cho sức khỏe như niacin, folate, thiamine. Ngũ cốc cũng chứa cả một “kho” khoáng chất thiết yếu với sắt, kẽm, mangan, magie. Ngoài các loại protein thực vật, ngũ cốc còn có nhiều hợp chất thực vật có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật như sterol, polyphenol, stanol. Chưa hết, những chất chống oxy hóa như acid phytic, acid ferulic, lignans cũng góp mặt trong ngũ cốc. Mỗi chất và nhóm chất lại có tác dụng riêng với sức khỏe con người:
Ngũ cốc tuy có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng để chúng phát huy hết giá trị dinh dưỡng bạn cần biết sử dụng đúng cách. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại ngũ cốc tinh chế dễ hấp thụ và tiêu hóa khiến đường huyết gia tăng đột biến, tạo cảm giác đói bụng và thèm ăn. Nếu lạm dụng ngũ cốc tinh chế sẽ dễ mắc chứng thừa cân và mắc các bệnh liên quan đến trao đổi chất. Ngược lại, ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe hơn, có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, béo phì, trĩ, táo bón, ung thư,…
Trong một số loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen, đại mạch chứa một loại protein thực vật là gluten. Chất này có thể là nguyên nhân gây dị ứng với một số người. Những ai không dung nạp được gluten có thể sử dụng các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo, ngô.
Ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng chất xơ cao. Những người đang mắc chứng tiêu chảy nên tạm thời ngưng sử dụng loại ngũ cốc này cho đến khi đường ruột ổn định.
Ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe, nhưng nó không đủ để tạo thành một chế độ dinh dưỡng khoa học. Ngoài ngũ cốc, bạn nên sử dụng các thực phẩm khác trong bữa ăn như rau xanh, trái cây, các loại thịt, các loại cá,… để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất cho các hoạt động sống của cơ thể.
Đến đây, bạn đã biết ngũ cốc là gì và ngũ cốc có tác dụng gì rồi đúng không nào? Hãy sử dụng đúng cách để khai thác tối đa lợi ích mà ngũ cốc mang lại bạn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.