Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong cuộc sống bận rộn, rất nhiều khi chúng ta cần có những giấc ngủ ngắn tại nơi làm việc hay học tập. Vì vậy, ngủ ngồi đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là của dân văn phòng. Vậy ngủ ngồi có sao không? Cần lưu ý gì khi ngủ ngồi?
Tư thế ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cả sức khỏe của chúng ta. Vẫn biết vị trí ngủ lý tưởng nhất là trên những chiếc giường êm ái, nhưng hàng ngày chúng ta vẫn phải tranh thủ chợp mắt ngay trên bàn làm việc. Ngủ ngồi đã trở thành thói quen của nhiều người, nhất là dân văn phòng. Bài viết này sẽ cho bạn biết ngủ ngồi có sao không và cần lưu ý gì khi ngủ ngồi để đảm bảo sức khỏe.
Tư thế ngủ ngồi là một trong những tư thế ngủ dễ gây tổn hại sức khỏe mà chúng ta nên hạn chế. Có thể kể đến những ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe của tư thế ngủ ngồi như:
Ngủ ngồi sau bữa ăn khiến khoang bụng bị gập lại, nhu động ruột bị ảnh hưởng nên sẽ cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Đây là lý do sau khi thức dậy bạn sẽ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Một số người bị trào ngược dạ dày và nếu điều này kéo dài liên tục sẽ dẫn đến các bệnh mãn tính về dạ dày. Ngoài ra, tư thế ngủ ngồi gây áp lực lên vùng bụng, thức ăn khó tiêu hóa, được lưu trữ trong đại tràng lâu hơn nên dễ gây táo bón.
Khi ngủ ngồi, chúng ta thường có tư thế gục mặt xuống bàn, mặt tì đè lên hai tay. Khi đó, nhãn cầu mắt sẽ phải chịu áp lực, làm tăng nguy cơ tổn thương giác mạc, tăng nhãn áp, tổn thương võng mạc, biến dạng giác mạc… Người duy trì tư thế ngủ này trong thời gian dài hay chảy nước mắt, mắt hay giật giật, nhạy cảm với ánh sáng, mỏi mắt…
Giảm tuần hoàn máu đến các cơ quan, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, giảm nhịp tim khi ngủ ngồi dễ xảy ra nhất với người thừa cân béo phì. Rõ ràng khi chúng ta ngủ ngồi, sự lưu thông máu đi khắp cơ thể bị hạn chế. Khi lượng máu đến các cơ quan như chân, tay, cột sống… giảm, cơ thể sẽ có cảm giác căng thẳng, mệt mỏi.
Thiếu oxy trong máu là một trong những hậu quả của tư thế ngủ ngồi vì máu mang oxy đi khắp cơ thể mà ngủ ngồi ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
Khi ngủ chúng ta thường gối đầu lên tay, gục đầu xuống bàn, cột sống cong hình chữ C. Tư thế này gây áp lực lên phổi, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Đây là lý do nồng độ oxy trong máu sẽ bị giảm và lượng oxy cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể cũng giảm. Khi tay chân thiếu oxy dễ bị tê bì. Não thiếu oxy sẽ thiếu minh mẫn, kèm tập trung.
Ngủ ngồi có sao không? Tư thế ngủ khiến cột sống cong hình chữ C chắc chắn là không tốt cho cột sống chút nào. Khi ngủ ngồi, trọng lực không được phân bố đều lên các đốt sống và cơ quanh cột sống. Khi đó, cột sống sẽ phải chịu áp lực không đồng đều dẫn đến đau mỏi, nhất là ở vùng cổ, vai, lưng.
Với một tư thế ngủ không tự nhiên, khiến từ hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ cơ xương khớp đều không thể hoạt động thoải mái thì không có gì khó hiểu khi bạn ngủ không sâu giấc. Một giấc ngủ ngồi ngắn ngủi sẽ giúp chúng ta giảm mệt mỏi nhưng chắc chắn khó mang đến những giấc ngủ chất lượng.
Ngủ ngồi có sao không đến đây bạn đã biết. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài ngủ ngồi như: Chợp mắt khi đang đi tàu xe ghế ngồi, đi máy bay; chợp mắt vào buổi trưa tại văn phòng làm việc; chợp mắt trước khi vào giờ học; chợp mắt buổi trưa tại các quán cà phê...
Những giấc ngủ ngắn ngủi ở tư thế ngồi có thể giúp giảm bớt cảm giác say tàu xe, giảm bớt mệt mỏi cho mắt, giúp chúng ta có cảm giác thời gian trôi nhanh hơn. Chợp mắt một chút trước khi bắt đầu giờ làm việc buổi chiều cũng giúp ta cảm thấy tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn. Vì vậy, chúng ta không nên vì những ảnh hưởng của tư thế ngủ ngồi mà bỏ qua những giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi.
Để có thể giảm ảnh hưởng của tư thế ngủ ngồi với sức khỏe, bạn có thể lưu ý những điều sau đây:
Ngủ ngồi có sao không? Rõ ràng tư thế này ảnh hưởng đến cả chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của bạn. Tư thế ngủ tốt nhất cho bạn là nằm ngửa. Vì thế, khi cần có những giấc ngủ ngắn, bạn nên cố gắng tìm cách để có thể nghỉ ngơi trên bề mặt phẳng và có tư thế ngủ thoải mái nhất có thể. Trong trường hợp bắt buộc phải ngủ ngồi, bạn cũng chỉ nên duy trì giấc ngủ khoảng 30 - 60 phút. Đây là khoảng thời gian an toàn cho cơ bắp và cột sống.
Xem thêm: Ảnh hưởng của giấc ngủ trưa đến tuổi thọ
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.