Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngứa đầu ngón tay ngón chân tuy không gây nguy hiểm nhưng mang đến cảm giác khó chịu, ăn không ngon ngủ không yên cho người bệnh. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng này là gì?
Đầu ngón chân và đầu ngón tay là vị trí rất nhạy cảm vì tập trung nhiều dây thần kinh và các thụ thể nhiệt độ. Ngứa đầu ngón tay ngón chân là tình trạng khá thường gặp cũng là vì thế. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị ngứa đầu ngón chân và đầu ngón tay.
Ngứa đầu ngón chân và đầu ngón tay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa bò, trứng, lúa mì, đậu nành, hải sản,… Dị ứng thực phẩm là một phản ứng của cơ thể với một loại protein nào đó có trong thực phẩm.
Trước đây bạn không bị dị ứng với một loại đồ ăn nào đó không có nghĩa là hiện tại hoặc sau này bạn cũng không dị ứng với chúng. Khi bạn ăn hoặc uống, các protein trong thực phẩm đi vào máu. Chúng kết hợp với các kháng thể trên bề mặt tế bào bạch cầu, làm vỡ tế bào bạch cầu và phóng thức histamin. Đây là một chất gây ra tình trạng dị ứng. Khi bị dị ứng, một số người bị ngứa toàn thân, một số khác chỉ bị ngứa ở miệng, sưng phù ở môi. Nhưng cũng có một số người bị ngứa đầu ngón tay và ngón chân.
Cả ngón chân và ngón tay đều có thể bị mắc cước vào mùa đông. Cước chân hoặc cước tay là tình trạng các mạch máu nhỏ ở đầu ngón chân và đầu ngón tay bị viêm. Khi đó, đầu các ngón sẽ có triệu chứng sưng lên, da căng bóng, màu đỏ, xanh tím hoặc trắng.
Nguyên nhân gây cước là dưới điều kiện nhiệt độ môi trường quá lạnh, các mạch máu ngoại vi dưới đầu ngón chân và đầu ngón tay bị co lại. Điều này khiến máu lưu thông kém khiến da phù nề, ngứa và nhức.
Dị ứng thời tiết là tình trạng dị ứng xảy ra khi nhiệt độ hoặc độ ẩm trong môi trường thay đổi đột ngột. Điều này dẫn đến sự phát triển của các dị nguyên nấm mốc hay phấn hoa trong không khí.
Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng cao hoặc hạ thấp, mạch máu giãn nở hoặc co lại bất thường cũng tạo cảm giác ngứa ngáy. Những dị nguyên này tác động lên cơ thể con người và gây dị ứng với triệu chứng điển hình nhất là mẩn ngứa. Ngoài ngứa toàn thân, dị ứng thời tiết cũng gây ngứa đầu ngón tay ngón chân.
Ống cổ tay là một khoang rỗng được bao quanh bởi xương mạc giữ gân gấp, và dây chằng. Khi dây thần kinh giữa đi ngang qua ống cổ tay bị chèn ép gây viêm, tê tay, đau cơ, giảm cảm giác, yếu cơ, giảm chức năng vận động của bàn tay, hội chứng ống cổ tay sẽ xảy ra. Một trong những triệu chứng của hội chứng này là các đầu ngón tay bị tê và ngứa râm ran.
Các bệnh ngoài da phổ biến có thể gây ngứa đầu ngón chân và đầu ngón tay như nấm móng, viêm mô tế bào,… Nếu bị bệnh lý ngoài da, bên cạnh triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, bạn sẽ quan sát thấy vùng da đầu ngón tay và đầu ngón chân có dấu hiệu bong tróc, nổi vảy hoặc có mụn nước.
Ngứa đầu ngón tay ngón chân không phải vấn đề có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ gây những bất tiện nhất định trong sinh hoạt và công việc. Các cơn ngứa xuất hiện ban đêm có thể khiến người bệnh bị mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngứa khiến người bệnh chà xát, gãi ngứa liên tục. Điều này có thể gây tổn thương làn da mỏng manh ở đầu ngón tay và ngón chân dẫn đến những nhiễm trùng sâu. Vì vậy, khi cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, bạn hãy thử áp dụng các cách điều trị dưới đây nhé!
Hầu hết chúng ta mới chỉ biết đến công dụng dưỡng tóc suôn mượt của trái bồ kết mà không biết rằng loại quả này chữa ngứa cũng rất hiệu quả. Trong thành phần của quả bồ kết có chất saponin với đặc tính diệt khuẩn, kháng nấm cực mạnh.
Nếu bạn bị ngứa chân tay do bệnh ngoài da, hãy nấu nước bồ kết để ngâm chân tay mỗi ngày sẽ hết. Trước khi nấu nước ngâm, bạn đừng quên mang nướng chín đến khi quả bồ kết dậy mùi thơm trước nhé! Kết hợp ngâm chân, tay với việc dùng xác quả bồ kết chà xát vào đầu ngón chân, đầu ngón tay sẽ chữa ngứa hiệu quả.
Tinh dầu của lá trầu không chứa hàm lượng lớn hoạt chất Flavonoid với khả năng kháng khuẩn mạnh. Từ xa xưa, các bài thuốc chữa bệnh ngứa da từ lá trầu không đã được áp dụng. Bạn chỉ cần dùng khoảng 5 - 10 lá trầu, rửa sạch, vò nát rồi mang nấu nước ngâm chân tay mỗi ngày là được.
Ngứa đầu ngón tay ngón chân có thể phòng ngừa ở mức độ nhất định. Nếu tìm ra nguyên nhân gây ngứa đầu các ngón chân, ngón tay, việc phòng ngừa sẽ càng dễ dàng hơn.
Ngứa đầu ngón tay ngón chân trong hầu hết trường hợp đều không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng ngứa ngày càng nghiêm trọng, bệnh lý ngoài da càng nặng hơn và có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Hãy tìm cách chữa ngứa đầu ngón chân, đầu ngón tay sớm nhất bạn nhé!
Xem thêm:
Bật mí cách làm giảm đau đầu ngón tay hiệu quả
Đau đầu ngón tay cái: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.