Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bật mí cách làm giảm đau đầu ngón tay hiệu quả

Ngày 23/03/2023
Kích thước chữ

Tê đầu ngón tay có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt như cầm, nắm,... Vậy làm thế nào để can thiệp tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết về cách làm giảm đau đầu ngón tay hiệu quả sau đây.

Hiện tượng đau đầu ngón tay có thể xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biến mất hoặc diễn ra trong thời gian dài nếu là biểu hiện của bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và hướng dẫn bạn cách làm giảm đau đầu ngón tay ngay lập tức.

Tê đau đầu ngón tay là gì?

Tê đau đầu ngón tay là hiện tượng đầu ngón tay bị tê cứng, ngứa ran, châm chích. Trong một số trường hợp nặng hơn người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh hoạt hàng ngày, khó khăn trong việc thực hiện các động tác cầm nắm hay thực hiện các thao tác khéo léo.

Đầu ngón tay là một trong những vị trí nhạy cảm trên cơ thể vì chúng chứa nhiều dây thần kinh cảm giác cũng như có nhiệt độ cao hơn so với các bộ phận khác. Nếu tê đau đầu ngón tay xuất hiện nhiều với tần suất cao hoặc đau kéo dài thì bạn nên đến khám tại các cơ sở uy tín để được hướng dẫn cách làm giảm đau đầu ngón tay hiệu quả và được điều trị nếu đây là biểu hiện của bệnh lý.

Đầu ngón tay bị tê cứng, châm chích thường xuyên gây ảnh hưởng đếnĐầu ngón tay bị tê cứng, châm chích thường xuyên gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt sống hằng ngày

Nguyên nhân gây đau đầu ngón tay

Hiện tượng đau đầu ngón tay có thể là triệu chứng của các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến xương khớp và cần được điều trị sớm. Một số căn bệnh có thể gây ra đau đầu ngón tay như bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh Raynaud,...

Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud có ảnh hưởng nhiều đến đến vị trí đầu ngón tay. Đây là căn bệnh diễn ra khi mạch máu ngoại vi có phản ứng thái quá đối với môi trường lạnh, từ đó dẫn đến sự co rút mạnh và ngăn chặn máu truyền đến ngón tay hoặc tai, mũi, chân.

Triệu chứng thường gặp đối với bệnh Raynaud như:

  • Tê, ngứa ở đầu ngón tay.
  • Loét đầu ngón tay.
  • Ngón tay lạnh.
  • Thay đổi màu da ở đầu ngón tay, màu da thay đổi từ trắng sang xanh và sau đó chuyển dần sang đỏ.

Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên là căn bệnh gây ra sự đau nhức đối với các đầu ngón tay do ảnh hưởng từ một số bệnh lý như tiểu đường. Khi người bệnh mắc bệnh tiểu đường, các dây thần kinh trên cơ thể sẽ phải chịu tổn thương và dẫn đến tê, đau ngón tay, bàn tay hoặc thậm chí là cánh tay.

Triệu chứng thường gặp đối với bệnh thần kinh ngoại biên:

  • Đầu ngón tay trở nên nhạy cảm.
  • Ngứa, tê và đau đầu ngón tay.

Tay tê cóng

Tay tê cóng là hiện tượng xảy ra khi tay tiếp xúc quá lâu trong thời tiết lạnh hoặc tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp mà không được che chắn hay bảo hộ. Hiện tượng này khiến da và các mô dưới da trở nên đông cứng, các khớp tay khó cử động.

Triệu chứng thường gặp đối với tay tê cóng:

  • Đầu ngón tay bị đau khi các mô bắt đầu tan.
  • Tay có cảm giác lạnh, trắng bệch, mất cảm giác, đau âm ỉ ở đầu ngón tay.
Tay thường xuyên bị tê cóng do làm việc nhiều giờ trong thời tiết lạnh giáTay thường xuyên bị tê cóng do làm việc nhiều giờ trong thời tiết lạnh giá

Các vấn đề về da

Đau đầu ngón tay có thể bị gây ra bởi các bệnh về da như zona thần kinh, viêm mô tế bào,... Đối với các bệnh lý này, bệnh nhân sẽ phải thăm khám với bác sĩ để được tư vấn cách làm giảm đau đầu ngón tay hiệu quả.

Triệu chứng thường gặp đối với vấn đề về da:

  • Nhiễm trùng, sưng đầu ngón tay.
  • Bong da, viêm da, da bị nứt nẻ.

Viêm khớp ngón tay

Viêm khớp ngón tay cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu ngón tay. Viêm khớp có ảnh hưởng đến khớp ở ngón cái, giữa các ngón tay và đối với khu vực khớp gần móng tay.

Triệu chứng thường gặp đối với bệnh viêm khớp ngón tay:

  • Viêm khớp ngón tay đối với bệnh nhân ở giai đoạn đầu sẽ khiến cho ngón tay có cảm giác nóng rát bên trong, đặc biệt là vị trí đầu ngón tay.
  • Đến giai đoạn bệnh chuyển biến nặng hơn sẽ khiến xương sụn bị mòn đi, người bệnh sẽ rất khó khăn khi hoạt động tay.
Bệnh lý viêm khớp ngón tay cũng là nguyên nhân gây tê bì ngón tay thường xuyênBệnh lý viêm khớp ngón tay cũng là nguyên nhân gây tê bì ngón tay thường xuyên

Cách làm giảm đau đầu ngón tay hiệu quả

Hiện tượng đau đầu ngón tay sẽ tự thuyên giảm trong khoảng 2 đến 3 tuần mà không cần biện pháp can thiệp nếu do nguyên nhân bị bỏng, bị tổn thương vật lý gây ra. Trong người hợp vết thương khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn thì có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định chủ bác sĩ, dược sĩ.

Đối với tình trạng đau do các bệnh lý về thần kinh, tổn thương cơ, mô thì bác sĩ có thể dùng cách làm giảm đau đầu ngón tay như kê thuốc cho người bệnh hoặc sử dụng các biện pháp khác như phẫu thuật, tập thể dục, nẹp tay,...

Người bệnh cũng có thể giảm đau bằng cách thực hiện các bài tập dành riêng cho ngón tay hoặc bàn tay.

Cách làm giảm đau đầu ngón tay là tập các bài thể dục dành riêng cho bàn và ngón tayCách làm giảm đau đầu ngón tay là tập các bài thể dục dành riêng cho bàn và ngón tay

Trên đây là bài viết hướng dẫn các cách làm giảm đau đầu ngón tay hiệu quả mà người bệnh nên tham khảo. Đây có thể làm hiện tượng bình thường hoặc dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, nếu tình trạng này kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến khám tại các cơ sở bệnh viện uy tín, không nên chủ quan, xem nhẹ hoặc bỏ qua nhé.

Xem thêm:

Cẩm Ly

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.