Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngứa từng vùng trên cơ thể hay ngứa toàn thân là triệu chứng thường gặp ở nhiều phụ nữ khi mang thai. Ngứa có thể khiến bà bầu khó chịu, mất ăn mất ngủ nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó. Vậy nguyên nhân và cách điều trị ngứa khi mang thai là gì?
Hầu hết phụ nữ bị ngứa khi mang bầu. Đây có thể tình trạng lành tính bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề bất thường nào đó trong cơ thể. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng ngứa khi mang thai.
Cơ thể người phụ nữ trong quá trình mang thai có rất nhiều thay đổi từ trong ra ngoài. Họ có thể gặp những tình trạng trước đây chưa từng gặp, trải qua những triệu chứng trước đây chưa từng biết đến. Đó có thể là khô da, rạn bụng, rụng tóc, tăng cân,… Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ bị ngứa khi mang thai.
Có thể kể đến những nguyên nhân thường gặp nhất gây ngứa ở bà bầu như:
Ngứa da do sự đàn hồi của da chậm hơn tốc độ phát triển của thai nhi. Khi thai nhi lớn dần lên, làn da của mẹ nhất là ở vùng bụng sẽ bị kéo giãn và căng hết mức. Nếu làn da không đủ độ ẩm và độ đàn hồi sẽ dẫn đến tình trạng căng quá mức gây ngứa thậm chí gây ngứa rát rất khó chịu.
Đôi khi, cảm giác ngứa da cũng đến từ việc mẹ bầu thay đổi chế độ dinh dưỡng nên bị tăng cân nhanh chóng. Khi làn da không giãn kịp với sự gia tăng trọng lượng cơ thể cũng sẽ bị kéo căng quá mức và gây ngứa. Những vùng cơ thể tăng nhanh về kích cỡ, dễ dẫn đến ngứa da và rạn da như bụng, mông, đùi, bắp chân.
Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ gia tăng đáng kể. Điều này có tác dụng làm giãn các mạch máu, đáp ứng nhu cầu cung cấp dưỡng chất và oxy ngày càng tăng. Khi các mạch máu trong cơ thể mẹ giãn ra cũng sẽ gây ngứa ở mức độ nào đó.
Thân nhiệt của bà bầu thường cao hơn thân nhiệt của những người bình thường. Vì vậy, bà bầu dễ bị đổ mồ hôi ngay cả khi người khác thấy bình thường. Mồ hôi ra nhiều khiến vi khuẩn tích tụ trên da cũng khiến bà bầu ngứa ngáy khó chịu.
Một số bệnh lý, đặc biệt là bệnh về da có thể mang đến cảm giác ngứa da ở bà bầu như:
Để khắc phục hoặc hạn chế tình trạng ngứa khi mang thai, bà bầu có thể áp dụng những biện pháp sau:
Trong hầu hết các trường hợp, bị ngứa khi mang thai là tình trạng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu ngứa quá nhiều khiến bà bầu mất ngủ thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Đôi khi, ngứa cũng là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe nào đó. Ví dụ như:
Nguyên nhân gây ngứa khi mang thai có thể là nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường kèm ngứa, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây ngứa và chỉ định cách điều trị phù hợp.
Xem thêm: Mách nhỏ mẹ bầu cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.