Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người bệnh bị phong ngứa uống thuốc gì an toàn và hiệu quả?

Ngày 21/03/2024
Kích thước chữ

Bệnh phong ngứa là một trong những vấn đề về da phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Nếu không được xử lý sớm thì bệnh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Vậy, bị phong ngứa uống thuốc gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này.

Bệnh phong ngứa không phải là bệnh hiếm gặp nhưng lại khá khó khăn trong việc điều trị triệt để. Việc thiếu suy nghĩ cẩn thận trong quá trình điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như khó thở, phù mạch, sốc phản vệ và nguy cơ nhiễm trùng da. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về bị phong ngứa uống thuốc gì hiệu quả?

Bệnh phong ngứa là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu bị phong ngứa uống thuốc gì thì chúng ta cùng xem bệnh phong ngứa là bệnh như thế nào nhé. Phong ngứa hay còn được biết đến với tên gọi dân gian là mề đay hoặc mẩn ngứa, là một tình trạng da phát triển do viêm nổi ở dưới bề mặt da. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi.

Một trong những đặc điểm chính của phong ngứa là sự xuất hiện của các vùng da ban đỏ, sần sùi, có thể là từng đốm nhỏ hoặc từng đám, với kích thước khác nhau. Ngoài ra, người bị phong ngứa thường trải qua cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và bứt rứt khó chịu trên vùng da bị ảnh hưởng.

Bệnh phong ngứa có thể được phân loại dựa vào thời gian mà triệu chứng xuất hiện. Phong ngứa cấp tính thường được định nghĩa khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện trong khoảng thời gian dưới 6 tuần. Trong giai đoạn này, các triệu chứng có thể xuất hiện và sau đó biến mất trong vòng 24 giờ hoặc vài ngày.

Tuy nhiên, khi phong ngứa kéo dài hơn 6 tuần thì được xem là phong ngứa mãn tính, bệnh thường tiến triển và tái phát liên tục. Điều này có thể gây ra những rắc rối lớn cho người bệnh vì họ phải chịu đựng triệu chứng khó chịu trong thời gian dài và khó kiểm soát được sự tái phát của bệnh. Rất nhiều người phải chịu đựng căn bệnh này trong nhiều năm liền, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của họ.

Người bệnh bị phong ngứa uống thuốc gì an toàn và hiệu quả nhất? 1
Bệnh phong ngứa gây ảnh hưởng rất lớn tới người bệnh

Bệnh phong ngứa có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn ban đầu của bệnh phong ngứa thường chỉ xuất hiện những triệu chứng không thoải mái, dẫn đến tình trạng chủ quan của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể mang theo nhiều biến chứng khó lường như:

  • Phù mạch: Đây là hiện tượng sưng phù ở các vùng da bị bệnh, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong việc giao tiếp và tạo cảm giác ngại ngùng cho người bệnh. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phù cổ họng hoặc phù thanh quản có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn và khó thở nguy hiểm.
  • Sốc phản vệ: Đây là một biến chứng nguy hiểm mà phong ngứa có thể gây ra, đặc biệt khi không được xử lý kịp thời. Biến chứng này có thể dẫn đến suy hô hấp và thậm chí tử vong.
  • Viêm nhiễm da: Sự ngứa ngáy kéo dài có thể dẫn đến việc gãi, xước da liên tục, tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm da. Điều này có thể gây ra tình trạng chàm hóa và để lại sẹo xấu trên da.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống: Triệu chứng ngứa, đặc biệt là vào ban đêm, thường gây mất ngủ, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Các triệu chứng này cũng gây ra sự phiền toái và khó chịu trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần tiến hành điều trị sớm và đúng phương pháp bị phong ngứa uống thuốc gì.

Người bệnh bị phong ngứa uống thuốc gì an toàn và hiệu quả nhất? 2
Sốc phản vệ là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh phong ngứa

Bị phong ngứa uống thuốc gì an toàn?

Bị phong ngứa uống thuốc gì là vấn đề được tất cả người bệnh quan tâm. Trước khi nghĩ đến chuyện sử dụng thuốc tây, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân dan dưới đây để giảm triệu chứng phong ngứa:

  • Dùng lá tía tô: Đây là một phương pháp dân gian được sử dụng phổ biến để giảm ngứa da. Đầu tiên, bạn rửa sạch lá tía tô và ngâm trong nước muối loãng. Sau đó, bạn giã nát lá và lọc nước. Phần nước lọc này có thể được uống và bã lá tía tô có thể được áp dụng trực tiếp lên vùng da bị ngứa. Bã lá tía tô có thể được đắp hoặc chà nhẹ lên da để giảm triệu chứng ngứa.
  • Dùng lá khế: Bị phong ngứa uống gì? Lá khế cũng là một loại thảo dược tự nhiên có tính chất làm dịu cho da. Bạn rửa sạch lá khế và sau đó sao nóng chúng. Khi lá đã nóng, bạn chà nhẹ chúng lên vùng da bị nổi mẩn ngứa để giúp làm dịu cảm giác khó chịu.
  • Tắm lá kinh giới: Kinh giới là một loại thảo dược phổ biến trong y học dân gian. Để sử dụng kinh giới để giảm triệu chứng phong ngứa, bạn nên đun sôi lá kinh giới với nước. Khi nước đã nguội, bạn có thể sử dụng nước này để tắm hàng ngày hoặc khi cần.
  • Sử dụng rau húng chanh: Rau húng chanh có tác dụng làm dịu và giảm ngứa da. Bạn có thể giã nát rau húng chanh và thêm chút muối vào. Hỗn hợp này sau đó được đắp lên vùng da bị ngứa trong khoảng 15 - 20 phút trước khi rửa sạch bằng nước. Điều này giúp làm giảm cảm giác ngứa và nổi ban trên da.
  • Sử dụng nha đam: Nha đam cũng nằm trong danh sách bị phong ngứa uống thuốc gì? Nha đam có tính chất làm mát và kháng khuẩn, là một lựa chọn tốt để làm dịu da bị ngứa. Bạn có thể lấy phần lõi bên trong lá nha đam và thoa đều lên vùng da bị ảnh hưởng. Điều này có thể giúp giảm cảm giác ngứa và nổi ban trên da.
Người bệnh bị phong ngứa uống thuốc gì an toàn và hiệu quả nhất? 3
Rất nhiều người quan tâm bị phong ngứa uống thuốc gì?

Thuốc Tây y chữa bệnh phong ngứa

Bên cạnh các bài thuốc Đông y ở trên thì thuốc Tây y cũng là lựa chọn cho vấn đề bị phong ngứa uống thuốc gì? Để điều trị phong ngứa và dị ứng một cách hiệu quả, người bệnh thường lựa chọn sử dụng các loại thuốc Tây, bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Dưới đây là các nhóm thuốc phổ biến và cách chúng hoạt động:

  • Nhóm thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc thường được sử dụng để giảm cảm giác ngứa và mẫn cảm trong các trường hợp phản ứng dị ứng. Các loại thuốc như Loratadine, Acrivastine và Cetirizine hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tác động của histamin, một chất gây ra các triệu chứng dị ứng.
  • Thuốc chống dị ứng: Nhóm thuốc này chủ yếu tác động vào các cơ chế phản ứng dị ứng bên trong cơ thể như việc chống lại IgE, cytokine và thromboxane A2. Bằng cách này, chúng giúp giảm việc phản ứng của cơ thể với các dị vật gây dị ứng, làm giảm triệu chứng như ngứa và phù nề.
  • Thuốc chứa corticoid: Bị phong ngứa uống thuốc gì? Corticoid là loại thuốc chống viêm mạnh được sử dụng để giảm viêm và làm giảm các triệu chứng liên quan đến phản ứng dị ứng. Các loại thuốc như betamethasone và fluocinolone thường được sử dụng dưới dạng kem bôi ngoài da để giảm ngứa, đỏ và sưng tại vị trí bị ảnh hưởng.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp da bị nhiễm trùng, vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa. Do đó, các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự lan rộng của nhiễm trùng, giúp làm giảm triệu chứng và tăng tốc quá trình lành thương.

Ngoài ra, để làm sạch và dưỡng da, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại kem bôi khác như làm sạch da và chất dưỡng ẩm. Tuy nhiên, bị phong ngứa uống thuốc gì nên được tư vấn bởi bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người.

Người bệnh bị phong ngứa uống thuốc gì an toàn và hiệu quả nhất? 4
Người bệnh bị phong ngứa cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin giải đáp cho vấn đề bị phong ngứa uống thuốc gì? Hy vọng thông tin trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về việc sử dụng thuốc khi phải đối mặt với căn bệnh này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin