Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người có nồng độ axit uric cao nên lựa chọn thực phẩm cẩn thận để tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số loại quả như nhãn nên hạn chế, trong khi đào và dưa hấu có thể hỗ trợ giảm axit uric hiệu quả.
Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Đặc biệt, lựa chọn các loại trái cây phù hợp cũng góp phần giúp hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout và các biến chứng liên quan. Vậy người bị axit uric cao có nên ăn đào, nhãn hay dưa hấu không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp cho thắc mắc trên nhé!
Nhãn là loại trái cây có vị ngọt đậm, chứa hàm lượng đường khá cao. Ăn nhiều nhãn có thể làm lượng đường trong máu tăng đột ngột, về lâu dài có thể gây tăng cân. Ngoài ra, một số thành phần dinh dưỡng trong nhãn còn có thể làm tăng axit uric trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ sưng đau và viêm khớp do bệnh gout. Vì vậy, những người có chỉ số axit uric cao nên đặc biệt hạn chế tiêu thụ loại trái cây này.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, người thừa cân hoặc có tiền sử huyết áp cao cũng nên hạn chế ăn nhãn. Nếu ăn, cần kiểm soát chặt chẽ lượng nhãn tiêu thụ để tránh gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Đào là loại quả giàu dinh dưỡng, có hương thơm và vị ngọt đặc trưng nên được nhiều người yêu thích. Loại trái cây này chứa nhiều vitamin A, C, các hợp chất carotenoid, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe làn da.
Đặc biệt, lượng chất xơ dồi dào trong đào không chỉ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa mà còn hỗ trợ đào thải các chất dư thừa, bao gồm axit uric ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Điều này giúp hạn chế nguy cơ tích tụ axit uric trong máu. Từ đó hỗ trợ làm giảm khả năng mắc bệnh gout và các biến chứng liên quan.
Đặc biệt, hoạt chất phenolic có trong quả đào còn được ví như một loại kháng sinh tự nhiên với tác dụng hỗ trợ giảm viêm và giảm sưng đau hiệu quả. Do đó, những người có axit uric cao hoặc người bệnh gout có thể thêm đào vào chế độ ăn để góp phần kiểm soát bệnh tình tốt hơn và cải thiện sức khỏe xương khớp.
Dưa hấu là loại trái cây giàu kali, có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh và cân bằng nồng độ axit uric trong cơ thể. Đồng thời, dưa hấu còn có tính lợi tiểu tự nhiên, giúp kích thích quá trình đào thải axit uric qua hệ bài tiết. Từ đó giúp giảm áp lực cho thận và hỗ trợ duy trì sức khỏe thận tốt hơn.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, phần thịt trắng của dưa hấu còn có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng sưng đau liên quan đến bệnh gout nhờ các chất chống oxy hóa và hydrat hóa cao. Vì vậy, những người có axit uric cao hoặc đang điều trị gout có thể bổ sung dưa hấu vào thực đơn từ 3 - 5 lần mỗi tuần để cải thiện sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ tái phát triệu chứng bệnh gout một cách hiệu quả.
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Cụ thể, người bị axit uric trong máu cao có thể bổ sung các loại quả như đào và dưa hấu có thể hỗ trợ đáng kể trong việc giảm axit uric và cải thiện sức khỏe tổng thể. Đồng thời, cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, kiểm soát lượng tiêu thụ để bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.