Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng đau họng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế, đau họng uống thuốc gì là một điều được nhiều người bị đau họng quan tâm.
Đau họng là triệu chứng do nhiều bệnh lý gây ra như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm VA ở trẻ em, đôi khi là do viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản. Đau họng còn là biểu hiện của một số bệnh lý về tuyến giáp, ung thư vùng đầu cổ hoặc ung thư vòm họng. Vậy người bị đau họng uống thuốc gì để nhanh khỏi? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Đau họng là một phản ứng của hệ miễn dịch trước tình trạng nhiễm trùng vùng hầu họng khiến cho lớp niêm mạc bị sưng viêm. Điều này gây cản trở trong việc ăn uống của người bệnh cũng như gây nên nhiều bất tiện khác trong cuộc sống. Vậy người bị đau họng uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Dưới đây là những gợi ý mà bạn có thể tham khảo, cụ thể là:
Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị đau họng không kê đơn gồm có: Paracetamol, Aspirin và Ibuprofen.
Tuy nhiên, cần lưu ý không cho trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng thuốc Aspirin vì có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn là hội chứng Reye.
Mặc dù là nhóm thuốc không cần kê đơn nhưng người bệnh không nên tùy ý sử dụng nhóm thuốc này. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng.
Ngoài các loại thuốc đau họng nêu trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc trị đau họng được bào chế dưới dạng kẹo ngậm, siro ho hoặc thuốc xịt họng có chứa thành phần tinh dầu bạc hà, khuynh diệp để giảm bớt tình trạng đau họng một cách đáng kể.
Đối với trường hợp bị viêm họng, đau họng do chứng trào ngược dạ dày - thực quản, người bệnh có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng một số thuốc sau:
Khi bị đau họng, đôi khi bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc chứa Corticosteroid liều thấp nhằm mục đích điều trị đau họng. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Đồng thời, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc đổi sang loại thuốc khác nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn do dùng thuốc sai cách.
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây nên tình trạng đau họng. Do vậy, trong trường hợp đau họng do vi khuẩn thì kháng sinh là phương pháp điều trị cần thiết lúc này.
Trên thực tế, nhiều trường hợp bị đau họng kéo dài nhưng không được điều trị đúng cách đã dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản mà đáng ra cần phải sử dụng kháng sinh để chữa trị sớm hơn.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng đau họng một cách nhanh chóng. Thời gian sử dụng kháng sinh không nên kéo dài quá 10 ngày, bởi dùng kháng sinh trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh có lợi trong cơ thể, đồng thời gây nhờn thuốc và làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Sau khi tìm hiểu vấn đề đau họng uống thuốc gì để nhanh khỏi thì người bệnh cũng nên tham khảo đau họng nên uống gì, những loại thức uống tốt cho cổ họng. Đây là các loại thức uống này có tính an toàn cao, làm dịu cổ họng và giảm thiểu cơn đau họng đáng kể.
Cổ họng bị sưng viêm và đau sẽ gây cản trở cho hoạt động ăn uống của người bệnh. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy thấy ăn uống không ngon miệng và không muốn nuốt bất kỳ thứ gì, ngay cả nước lọc.
Tuy nhiên, bạn nên biết một điều rằng cổ họng cần được duy trì độ ẩm ổn định nhằm thúc đẩy khả năng giảm sưng viêm và chữa lành tổn thương. Do đó, uống nước ấm có tác dụng làm giảm cảm giác đau rát cổ họng, hỗ trợ làm long đờm hoặc chất nhầy ở cổ họng hiệu quả.
Gừng là một loại thực phẩm từ thiên nhiên có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Do đó, trà gừng không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn là một vị thuốc giúp hỗ trợ giảm đau tự nhiên.
Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, chiết xuất từ củ gừng có khả năng tiêu diệt được một số loại vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp nên rất hữu ích với những người bị đau họng do vi khuẩn gây ra.
Để làm trà gừng, bạn có thể cho một vài lát gừng tươi vào cốc pha với nước đun sôi để uống. Bạn cũng có thể mua trà gừng đóng gói sẵn về pha với nước ấm để uống cho đỡ đau họng.
Nước chanh không chỉ là thức uống giải nhiệt mà còn được xem là một loại nước uống có tác dụng trị đau họng hiệu quả, nhất là trong trường hợp đau họng do cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Nhờ thành phần vitamin C và chất chống oxy có trong quả chanh sẽ kích thích khoang miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn. Điều này giúp duy trì độ ẩm nhất định cho niêm mạc cuống họng, từ đó giúp giảm triệu chứng đau họng một cách đáng kể.
Ngoài ra, bạn có thể pha thêm một chút mật ong vào cốc nước chanh để giúp tăng cường tác dụng của chanh và khiến nước chanh dễ uống hơn.
Từ xưa đến nay, trà hoa cúc là một loại thức uống được rất nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn được xem là một vị thuốc mang lại nhiều lợi cho sức khỏe con người như giúp giảm đau, chống nhiễm trùng và giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
Trà hoa cúc có hương thơm thoang thoảng, vị dịu nhẹ nên có tác dụng an thần rất tốt. Đặc biệt, loại trà này không chứa caffeine nên không gây mất ngủ như trà xanh.
Trong lá bạc hà chứa các hợp chất có tác dụng chống viêm, gây tê nhẹ nên có thể làm dịu cơn đau họng hiệu quả. Tương tự như cách làm trà gừng, người bệnh có thể sử dụng lá bạc hà tươi đã được rửa sạch, đem đi đun với nước lọc trong khoảng 3 - 5 phút để làm trà uống. Ngoài ra, bạn có thể mua trà bạc hà pha sẵn để sử dụng.
Đau họng là một tình trạng lành tính không đáng lo ngại nhưng sẽ chuyển sang giai đoạn ác tính nếu không kịp thời chữa trị. Do đó, nếu thấy đau họng kèm theo các triệu chứng dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám:
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề đau họng uống thuốc gì cho mau khỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau họng, có thể là lành tính hoặc ác tính. Do đó, nếu bị đau họng kéo dài và đã dùng thuốc nhưng không khỏi, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...