Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người bị huyết áp thấp có uống được hạt chia không?

Ngày 27/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hạt chia được biết đến là một loại hạt chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế bạn có thể gặp phải tác hại của hạt chia nếu sử dụng không đúng cách. Vậy người bị huyết áp thấp có uống được hạt chia không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Hạt chia chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người ngày nay vẫn chưa hiểu rõ cách sử dụng hạt chia thế nào đúng cách. Do đó câu hỏi “người bị huyết áp thấp có uống được hạt chia không?” được khá nhiều người quan tâm.

Hạt chia là gì?

Hạt chia còn được gọi là chia seed, là một loại thực phẩm bổ dưỡng đối với sức khỏe con người và có nhiều ứng dụng hữu ích trong việc cải thiện vẻ đẹp và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Hạt chia có tên khoa học là Salvia hispanica và thuộc họ bạc hà. Loại hạt này thường được trồng rộng rãi tại các quốc gia như Argentina, Peru, Paraguay, Ecuador, Mexico, Nicaragua, Bolivia, Guatemala và Australia.

Thắc mắc: Người bị huyết áp thấp có uống được hạt chia không? 1
Hạt chia là một loại hạt chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Cây chia có chiều cao đạt đến 1,75m, tương tự với chiều cao của người trưởng thành. Lá của loài cây mọc đối xứng nhau, có chiều dài dao động từ 4 - 8cm và rộng khoảng 3 - 5cm. Cây có hoa nhỏ, mọc thành cụm và có màu tím hoặc trắng. Sau khi hoa tàn, hạt chia sẽ hình thành, có màu sắc đa dạng từ đen, xám, đen đốm trắng cho tới trắng. Hạt chia có hình dáng bầu dục và kích thước dao động từ 1 - 2mm.

Lợi ích của hạt chia đối với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu nội dung "người bị huyết áp thấp có uống được hạt chia không?", hãy cùng Long Châu khám phá những lợi ích nổi trội của hạt chia đối với sức khỏe nhé!

Giảm cân

Hạt chia là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, giúp duy trì cảm giác no lâu và giảm cơn thèm ăn hiệu quả. Do đó, hạt chia rất có lợi đối với những người đang tuân thủ chế độ ăn kiêng và muốn giảm cân.

Hơn nữa, hạt chia cũng chứa một lượng lớn protein, hỗ trợ thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa nhanh hơn. Ngoài ra, hạt chia còn có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân.

Đào thải chất độc

Hạt chia là một nguồn thực phẩm tự nhiên với khả năng giúp loại bỏ chất độc trong cơ thể. Sự kết hợp của chất béo omega-3, protein và các hợp chất chống oxy hóa trong hạt chia có tác dụng mạnh mẽ trong việc thải độc. Hơn nữa, hạt chia cũng chứa các hợp chất chống viêm, giúp cải thiện quá trình phục hồi vết thương và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Chống oxy hóa mạnh

Hạt chia giàu chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Nhờ vào đó giúp làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật, bao gồm cả ung thư. Đặc biệt, hàm lượng protein trong hạt chia cũng mang lại tác dụng ngừa lão hóa, tốt cho sức khỏe của xương và tóc.

Cải thiện giấc ngủ

Serotonin và melatonin là hai hormone quan trọng đối với việc duy trì giấc ngủ. Chúng được tạo ra từ tryptophan, một loại axit amin tồn tại trong hạt chia. Vì vậy, việc bổ sung hạt chia vào chế độ ăn có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp cơ thể thư giãn và nghỉ ngơi tốt hơn.

Thắc mắc: Người bị huyết áp thấp có uống được hạt chia không? 2
Hạt chia có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả

Giảm lượng đường trong máu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt chia có khả năng cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể đối với insulin. Chúng có tác động tích cực đến việc duy trì mức đường huyết ổn định, từ đó hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hạt chia là một loại thực phẩm tự nhiên giàu chất xơ, protein và omega-3. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự hấp thu cholesterol toàn phần và LDL (cholesterol xấu) trong máu. Omega-3 giúp giảm lượng chất béo trung tính - một loại chất béo có mặt trong máu. Nhờ vào đó, hạt chia có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.

Chắc khỏe xương

Cứ 100g hạt chia cung cấp khoảng 631mg canxi, tương đương 18% nhu cầu canxi hàng ngày. Ngoài ra, hạt chia còn chứa các chất có lợi cho xương khớp như magie, protein và photpho. Những khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự vững chắc và khối lượng của xương.

Người bị huyết áp thấp có uống được hạt chia không?

Người bị huyết áp thấp có uống được hạt chia không? Hạt chia có chứa axit béo omega-3, khi tiêu thụ trong cơ thể, omega-3 có thể biến đổi thành EPA - một chất có khả năng giảm cholesterol trong máu và ảnh hưởng đến huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về huyết áp thấp, bạn cần hạn chế ăn quá nhiều hạt chia nhằm tránh gây tụt huyết áp, đồng thời đảm bảo tối đa về sức khỏe.

Thắc mắc: Người bị huyết áp thấp có uống được hạt chia không? 3
Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng hạt chia

Tác dụng phụ của hạt chia đối với sức khỏe

Mặc dù hạt chia có nhiều công dụng hữu ích, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều hạt chia (khoảng 7 - 8 muỗng/ngày) có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa và sức khỏe chung, bao gồm:

  • Đối với những người mắc bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn, việc tiêu thụ quá nhiều hạt chia có thể gây ra viêm nhiễm, thu hẹp đường tiêu hóa, đồng thời gây ra các triệu chứng như đau bụng, chảy máu, tiêu chảy và sụt cân.
  • Việc không ngâm hạt chia kỹ trong nước trước khi sử dụng có thể dẫn đến tình trạng nghẹn.
  • Hạt chia chứa axit béo ALA (axit alpha-linolenic), sử dụng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ về ung thư tiền liệt tuyến. Do đó để đảm bảo an toàn, người dùng nên tuân thủ ngưỡng 1,5 gam ALA mỗi ngày.
  • Có thể xảy ra hiện tượng dị ứng như nôn mửa, tiêu chảy, ngứa môi hoặc lưỡi. Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng có thể gây sốc phản vệ, khó thở, tức cổ họng và ngực

Sử dụng hạt chia đúng cách

Sử dụng hạt chia một cách đúng cách và tránh gây ra tác dụng phụ là điều quan trọng. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách sử dụng hạt chia một cách hợp lý để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

Lượng sử dụng hạt chia tùy theo đối tượng:

  • Trẻ em: Khoảng 10g/ngày.
  • Người lớn: Khoảng 15g/ngày.
  • Người vận động nhiều: Khoảng 25 - 30g/ngày.
  • Phụ nữ mang thai: Khoảng 10 - 20g/ngày.

Cách phân biệt hạt chia thật và giả:

  • Hạt chia thật thường có bề mặt trơn bóng, chứa dầu, không có mùi đặc biệt, và khi cho vào nước không tạo cặn.
  • Hạt chia thật thường có dạng thô ráp, có tạp chất, mùi hôi khó chịu, và thường tạo ra cặn khi ngâm trong nước.
Thắc mắc: Người bị huyết áp thấp có uống được hạt chia không? 4
Bạn cần tuân thủ đủ liều lượng hạt chia mỗi ngày, tránh lạm dụng quá mức

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung "người bị huyết áp thấp có uống được hạt chia không?". Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về những lợi ích và tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng hạt chia, từ đó sử dụng hạt chia đúng cách và hiệu quả. 

Xem thêm:

Huyết áp thấp có uống được hoa đậu biếc không?

Huyết áp thấp có uống được nấm chaga không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm