Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Máu nhiễm mỡ là căn bệnh phổ hiện trong bối cảnh xã hội ngày nay. Đây là nguyên nhân dẫn đến các loại bệnh lý tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, nguy cơ xơ vữa động mạch,... Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát cholesterol là yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh. Vậy có nên bổ sung yến vào chế độ ăn của người bị máu nhiễm mỡ?
Yến sào là món ăn phổ biến và dinh dưỡng cho những ai đang gặp vấn đề về sức khoẻ vì trong yến sào có rất nhiều đạm, rất ít chất béo. Ngoài ra, trong yến sào còn có các khoáng chất và nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm như một số loại acid amin và protein. Vì vậy, yến sào là món ăn thông dụng cho những ai đang muốn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, người bị máu nhiễm mỡ cũng không ngoại lệ. Vậy người bị máu nhiễm mỡ có ăn được yến không?
Máu nhiễm mỡ, hay còn được gọi là rối loạn lipid máu, bệnh lý này xuất hiện khi các chỉ số lipid máu như cholesterol, HDL, LDL, triglycerid,... đặc biệt là chỉ số cholesterol cao là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn lipid máu. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến máu nhiễm mỡ là cho chế độ ăn uống và lối sống kém lành mạnh. Trước đây, bệnh này xảy ra chủ yếu ở độ tuổi trung niên, tuy nhiên hiện nay do lối sống thiếu lành mạnh mà nhiều người trẻ cũng mắc phải bệnh lý này.
Máu nhiễm mỡ thường khó nhận biết triệu chứng, thường người bệnh chỉ phát hiện sau khi có chỉ số xét nghiệm LDL cholesterol cao bất thường, hay trong các dấu hiệu đau tim mạch trầm trọng. Nếu người bệnh có các dấu hiệu trầm trọng như đau tim hay các dấu hiệu của đột quỵ như: Đau thắt ngực, tê hoặc yếu tứ chi, liệt người, cứng miệng, tăng huyết áp. Khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất kịp thời.
Yến sào được biết đến là một món ăn dinh dưỡng cho những ai đang gặp vấn đề về sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của yến sào gồm đạm nhưng ít béo và có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm như các protein và acid amin nên khá phù hợp với điều trị bệnh máu nhiễm mỡ. Một số thành phần dinh dưỡng có thể kể đến như:
Ngoài ra, còn có 2 loại acid amin là tryptophan và lysin là 2 loại acid amin không có trong hầu hết các loại protein thực vật.
Vì vậy, người bị máu nhiễm mỡ có ăn được yến không. Đáp án là có, cụ thể, bổ sung người bệnh có thể bổ sung 1 - 2 chén yến 1 tuần. Một chén yến dùng 3 - 5g yến chưng với đường phèn, có thể thêm một số loại thảo dược khác để thơm ngon hơn như táo đỏ, hạt sen.
Có thể ăn yến lúc đói bụng hoặc trước bữa sáng, bữa xế hay buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài sử dụng yến để hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn và lối sống để điều trị bệnh lý hiệu quả.
Ngày nay, với sự phát triển của thời đại, cuộc sống của con người cũng thay đổi nhiều dẫn tới chế độ ăn cũng thay đổi theo. Với vòng quanh cuộc sống, mọi người thường xuyên sử dụng các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh và các thực phẩm nhiều dầu mỡ làm cho nguy cơ máu nhiễm mỡ tăng cao.
Vì vậy, người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? Những người đang bị máu nhiễm mỡ cần bổ sung các loại rau củ quả tươi chứa nhiều chất xơ hoà tan như Rau ngót, rau dền, bông cải xanh, gừng, cà chua, dứa, táo,... Theo các chuyên gia, người bị máu nhiễm mỡ cần bổ sung đầy đủ rau củ trong các bữa ăn trong ngày. Các loại đậu cũng giúp cung cấp nhiều vitamin và có lợi cho sức khỏe tim mạch như: Đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lăng,...
Ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu vì có chứa chất xơ hoà tan. Ngoài ra người bệnh cũng cần bổ sung thêm Omega-3 thông qua các loại cá và dầu cá, giúp giảm cholesterol và triglycerid và bảo vệ tim mạch.
Một trong những yếu tố nguy cơ của rối loạn lipid máu là thừa cân béo phì. Cân nặng dư thừa làm tăng mức cholesterol trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các biến cố tim mạch. Vì vậy, ngoài kiểm soát chế độ ăn uống, người bị rối loạn mỡ máu cũng cần vận động tối thiểu 30 phút một ngày, có thể kết hợp nhiều bộ môn thể dục với nhau như đi bộ, bơi lội, aerobic,... Vận động giúp cơ thể kiểm soát được cân nặng và giảm huyết áp, giảm nguy cơ máu nhiễm mỡ.
"Người bị máu nhiễm mỡ có ăn được yến không?", thực tế, đây còn là một món ăn dinh dưỡng và hợp lý cho người mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Việc điều trị máu nhiễm mỡ còn phụ thuộc vào chế độ ăn và lối sống của người bệnh. Vì vậy người bệnh cần kỹ lưỡng hơn trong việc chăm sóc bản thân và tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh máu nhiễm mỡ. Khi có dấu hiệu bất thường về tim mạch thì nên thăm khám cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.