Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người chạy thận sống được bao lâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm của những người mắc phải các bệnh lý về thận hiện nay. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây!
Bệnh nhân mắc phải các bệnh lý về thận, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối hầu như phải sử dụng đến biện pháp chạy thận. Ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp người chạy thận sống được bao lâu, đồng thời đưa ra một số phương pháp giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân chạy thận.
Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ các dịch dư thừa, đồng thời tạo nước tiểu thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, nếu thận bị hư hỏng quá nhiều do mắc phải các bệnh thận mạn tính (chẳng hạn như suy thận mạn) thì thận có thể bị mất chức năng làm sạch máu, dẫn đến chất thải và dịch ứ đọng trong cơ thể gây nhiều triệu chứng khó chịu, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Chạy thận là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể sử dụng một loại máy đặc biệt. Trong quá trình chạy thận, bệnh nhân được hút máu ra từ mạch máu, sau đó máu đi qua một quả lọc tổng hợp, được gọi là quả lọc máu. Quả lọc máu có cơ chế hoạt động giống với quả thận bên trong cơ thể, vì thế máu được làm sạch trước khi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân. Vì vậy, quả lọc máu còn được gọi là thận nhân tạo.
Đối với những người bị tổn thương thận vĩnh viễn hoặc đang bị suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận là phương pháp điều trị duy nhất, trừ khi tìm được thận phù hợp để tiến hành cấy ghép thận.
Nếu không có thận tương thích với cơ thể bệnh nhân, hoặc điều kiện sức khỏe bệnh nhân không cho phép mổ thay thận thì bệnh nhân sẽ phải chạy thận suốt đời. Còn nếu không được chạy thận, bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối thường chỉ sống được vài tuần sau khi chẩn đoán.
Như đã nói ở trên, chạy thận là phương pháp điều trị gần như duy nhất để người bệnh có thể kéo dài thêm tuổi thọ của mình. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy, việc chạy thận nhân tạo có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng nguy hiểm tới tính mạng như: Tắc mạch máu, hạ huyết áp, hay thậm chí là nhiễm trùng máu… Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý tiến hành chạy thận tại nhà mà cần phải đến các cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe bởi các bác sĩ có chuyên môn.
Trong trường hợp bệnh nhân được các bác sĩ cho phép chạy thận tại nhà thì cả người nhà lẫn bệnh nhân cần phải được đào tạo và hướng dẫn các kỹ thuật chạy thận để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Nếu tình hình kinh tế của bệnh nhân cho phép để đảm bảo đủ điều kiện và khả năng lọc máu đào thải chất độc ra khỏi cơ thể bệnh nhân thì việc bệnh nhân sống được 5 năm kể từ ngày đầu tiên chạy thận là có thể xảy ra.
Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho tất cả bệnh nhân. Đối với những người mắc phải các bệnh nền khác như đái tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp thì thời gian sống sẽ ngắn hơn. Ngoài ra, tuổi tác cũng là một yếu tố quyết định thời gian sống sau khi chạy thận. Đa số những người trên 75 tuổi chạy thận chỉ sống thêm được 2 – 3 năm.
Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân suy thận đã thực hiện phương pháp chạy thận và kéo dài sự sống của mình lên 10 năm hoặc hơn nữa. Chạy thận sống được bao lâu sẽ không còn là câu hỏi lớn nếu người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp đề phòng biến chứng có thể xảy ra.
Người chạy thận không thể ăn mọi thứ tùy thích như người bình thường mà cần phải có các yêu cầu đặc biệt. Nếu xây dựng chế độ ăn uống hợp lý thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ ngày càng được cải thiện. Dưới đây là một số hướng dẫn về chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân chạy thận:
Để đảm bảo đủ calo cho hoạt động mỗi ngày, bệnh nhân chạy thận cần đảm bảo được cung cấp đủ 1,4 – 1,5 gam protein cho 1 kilogram cân nặng cơ thể.
Bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại thực vật có hàm lượng protein mang giá trị sinh học thấp như đậu khô, các loại hạt và quả hạch. Mặt khác, bệnh nhân nên ưu tiên sử dụng các loại đạm có giá trị sinh học cao từ thịt đỏ, thịt trắng, sữa, trứng… để đảm bảo cung cấp đủ lượng protein mỗi ngày.
Ion natri trong máu là ion chính giúp duy trì áp suất thẩm thấu huyết tương. Hạn chế muối chủ yếu là để hạn chế lượng natri cung cấp bởi nếu thừa muối gây ứ nước trong lòng mạch, tăng gánh nặng cho tim, gây tăng huyết áp và suy tim.
Nếu người bệnh có thêm các triệu chứng như phù, thiểu niệu hay tăng huyết áp thì cần phải hạn chế cả natri lẫn nước. Người bệnh không nên ăn quá 2 gam muối mỗi ngày bởi ăn mặn thường đi kèm với uống nước. Việc kiểm soát lượng muối và nước đưa vào cơ thể hợp lý thì bệnh nhân sẽ không cảm thấy quá khát.
Quá nhiều kali trong máu dẫn đến yếu tay chân, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngừng tim. Bệnh nhân chạy thận cần hạn chế sử dụng các thức ăn chứa hàm lượng kali cao như:
Người bệnh đang chạy thần cần chú ý:
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc người chạy thận sống được bao lâu, đồng thời đưa ra một số lưu ý giúp bệnh nhân chạy thận có thể kéo dài tuổi thọ. Bệnh nhân không nên quá lo lắng mà cần giữ thái độ tích cực, lạc quan để tăng hiệu quả điều trị lên mức tốt nhất.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.