Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Người mắc những bệnh gì không nên ăn trứng gà?

Ngọc Minh

30/01/2025
Kích thước chữ

Trứng gà là món ăn quen thuộc trong mọi gia đình, không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng. Nhiều người vẫn nghĩ ai cũng có thể ăn loại thực phẩm này tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Có một số bệnh lý nếu bổ sung trứng gà vào trong thực đơn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy bệnh gì không nên ăn trứng gà? Những thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Trứng gà chứa nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: Protein, vitamin B12, folate và nhiều khoáng chất khác. Chính nhờ thành phần dinh dưỡng có trong trứng gà mà nó được ví như một “siêu thực phẩm”.

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng gà

Trước khi tìm hiểu bệnh gì không nên ăn trứng gà? Chúng ta hãy điểm qua thông tin về thành phần dinh dưỡng có trong 100g trứng gà. Từ lâu, trứng gà đã trở thành thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của mọi người. Không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời, trứng gà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, giúp hỗ trợ kiểm soát một số bệnh lý hiệu quả.

Giá trị dinh dưỡng trong 100 gam trứng gà:

  • 166 kcal;
  • Protein: 14,8 gam;
  • Chất béo: 11,6 gam;
  • Glucid: 0,5 gam;
  • Vitamin: Vitamin A (700 mcg), vitamin D (0,88 mcg), Folate (47 mcg), vitamin B12 (1,29 mcg), vitamin K (0,3 mcg)...
  • Khoáng chất: Canxi (55 mg), sắt (2,7 mg), kali (176 mg), kẽm (0,9 mg), magie (11 mg)...

Trứng gà được xem là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhờ sự đa dạng và cân đối của các thành phần: Protein, lipid, glucid, vitamin, khoáng chất, enzyme, và hormone. Protein trong lòng đỏ là dạng phosphoprotein với thành phần acid amin hoàn chỉnh, đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Mắc những bệnh gì không nên ăn trứng gà? - 1
Trứng gà là thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao

Đặc biệt, trứng cung cấp các acid amin thiết yếu mà nhiều thực phẩm khác còn thiếu như: Tryptophan, methionin, cystein, arginin. Bên cạnh đó, lecithin có trong trứng gà là một dưỡng chất quý giá, góp phần vào việc duy trì sức khỏe và cải thiện chức năng cơ thể.

Người mắc những bệnh gì không nên ăn trứng gà?

Mặc dù trứng gà được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải ai cũng phù hợp để tiêu thụ loại thực phẩm này. Vậy bệnh gì không nên ăn trứng gà?

Bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu từ Đại học Western (Canada), việc tiêu thụ 3 quả trứng mỗi tuần có thể làm dày lên các mảng bám trên thành động mạch. Điều này dẫn đến sự thu hẹp không gian bên trong động mạch, gây cản trở lưu thông máu và khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch và đột quỵ.

Ngoài ra, những mảng bám này có thể vỡ ra, tạo thành các cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim. Hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng đặc biệt không phù hợp với người mắc bệnh xơ vữa động mạch hoặc bệnh mạch vành.

Mắc những bệnh gì không nên ăn trứng gà? - 2
Người mắc bệnh tim mạch không nên ăn trứng gà

Bệnh sỏi mật

Bệnh gì không nên ăn trứng gà? Trứng gà chứa hàm lượng đạm cao, điều này có thể gây áp lực lớn lên túi mật vốn đã suy yếu do sỏi mật. Khi tiêu thụ trứng, đường ruột sẽ kích thích túi mật co bóp mạnh hơn để tiêu hóa đạm, dễ gây đau, nôn mửa và khó chịu.

Trong một số trường hợp, sỏi có thể di chuyển đến cuống mật khi túi mật co bóp, gây tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật. Điều này làm dịch mật bị ứ đọng, tăng áp suất, dẫn đến đau thắt mật và viêm túi mật.

Sốt

Trứng gà chứa lượng đạm lớn, đặc biệt là loại đạm dễ hấp thụ. Tuy nhiên, khi tiêu thụ, trứng gà sẽ sản sinh nhiệt lượng cao, khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Điều này không chỉ làm cho tình trạng sốt nghiêm trọng hơn mà còn khiến việc hạ sốt trở nên khó khăn hơn.

Do đó, khi chăm sóc người bị sốt, nên tránh sử dụng trứng gà trong thực đơn để tránh làm tình trạng bệnh thêm phức tạp.

Bệnh tiêu chảy

Bệnh gì không nên ăn trứng gà? Nhiều người lầm tưởng rằng trứng gà có thể bồi bổ cơ thể khi bị tiêu chảy. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Khi tiêu chảy, hệ tiêu hóa bị rối loạn, men tiêu hóa giảm hoạt động, dẫn đến khó hấp thụ chất béo và đạm.

Mắc những bệnh gì không nên ăn trứng gà? - 3
Người mắc bệnh tiêu chảy cũng không nên ăn trứng gà

Việc ăn trứng gà trong tình trạng này không chỉ không mang lại lợi ích dinh dưỡng mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bị tiêu chảy cần tránh tiêu thụ trứng gà trong giai đoạn này.

Những người không nên ăn trứng gà

Bệnh gì không nên ăn trứng gà? Những người không nên ăn trứng gà? Là mối quan tâm của nhiều người. Dù trứng gà là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng trong một số trường hợp, việc tiêu thụ trứng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí khi ăn với số lượng ít. Dưới đây là những nhóm người nên hạn chế hoặc tránh ăn trứng gà:

  • Người có nghi vấn mắc tiểu đường: Việc ăn nhiều trứng có thể gây kháng insulin, làm tăng mức cholesterol trong máu và gia tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm liên quan đến tiểu đường.
  • Người có vấn đề về gan: Trứng có thể làm tổn hại gan, đặc biệt ở những người có men gan cao. Việc tiêu thụ trứng có thể làm tăng nguy cơ xơ gan hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn.
  • Người dị ứng với trứng: Dị ứng trứng thường được phát hiện từ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 6 tuổi. Khi cho trẻ ăn lần đầu, hãy thử một lượng nhỏ để đảm bảo an toàn trước khi tăng khẩu phần.
  • Người bị béo phì, huyết áp cao: Những nhóm này nên hạn chế trứng gà vì hàm lượng cholesterol cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Mắc những bệnh gì không nên ăn trứng gà? - 4
Người bị béo phì cũng thuộc nhóm người không nên ăn trứng gà

Lưu ý quan trọng khi ăn trứng để đảm bảo sức khỏe

  • Sau khi ăn trứng, tuyệt đối không uống trà ngay lập tức, vì protein trong trứng kết hợp với axit tannic trong trà có thể gây khó tiêu và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Tránh ăn trứng và uống sữa đậu nành cùng lúc, vì chúng sẽ cản trở sự hấp thu các dưỡng chất quan trọng từ cả hai món này.
  • Trứng sống hoặc lòng đào có thể tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nôn ói và nhiễm khuẩn. Đồng thời, cũng không nên luộc trứng quá chín vì sẽ làm mất đi phần lớn dưỡng chất.
  • Tránh ăn trứng gà đã để qua đêm, vì vi khuẩn có thể phát triển và gây hại cho sức khỏe.
  • Kết hợp trứng với thịt thỏ, quả hồng, hoặc óc heo là điều không nên, vì có thể gây ra phản ứng không tốt cho cơ thể.
  • Chiên trứng cùng tỏi là một sự kết hợp sai lầm, không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
  • Sau khi ăn trứng, không nên sử dụng thuốc kháng viêm ngay, vì có thể gây tổn hại đến dạ dày và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Mắc những bệnh gì không nên ăn trứng gà? - 5
Tránh ăn trứng gà đã để qua đêm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Mặc dù trứng gà mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, việc tiêu thụ cần cân nhắc kỹ trong một số trường hợp đặc biệt. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng không nên ăn trứng gà, hãy chú ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn khoa học, giúp cơ thể khỏe mạnh và cân bằng dinh dưỡng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin