Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc ngủ là một phát minh “vĩ đại” cho những người mắc bệnh khó ngủ hay mất ngủ kinh niên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể thoải mái sử dụng
Nếu chỉ nhìn bề nổi, thuốc ngủ theo toa dường như là giải pháp thần kì cho chứng mất ngủ: Uống thuốc và chỉ vài phút sau bạn đã say giấc nồng. Marc Leavey, bác sĩ y khoa tại Bệnh viện Y Mercy ở Baltimore cho biết, dù thuốc ngủ có tác dụng tích cực, chúng vẫn còn nhiều mặt trái và tác dụng phụ nguy hiểm. Khi được sử dụng sai cách như dùng thuốc ngủ quá liều thì bạn có thể gặp không ít rắc rối.
Khi dùng thuốc trong thời gian dài, cơ thể bắt đầu quen với tác dụng của thuốc và sinh ra kháng thể. Bạn càng lúc càng cần liều thuốc cao hơn để giữ tác dụng của thuốc. Điều này có nghĩa là tăng nguy cơ khó thở trong khi ngủ, có thể gây tử vong. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn đừng dùng thuốc ngủ liên tục quá 1 hoặc 2 tuần (từ 7 – 10 ngày).
Mơ mơ màng màng trong lúc lái xe có an toàn? Chắc chắn không. Một số loại thuốc ngủ như Ambien vẫn còn sót lại trong cơ thể đến tận sáng sớm và khiến bạn không thể tập trung vào những việc quan trọng, như lái xe chẳng hạn. Tình trạng này gặp nhiều hơn ở phụ nữ và người dùng các biệt dược phóng thích kéo dài (tức thời gian tác dụng của thuốc kéo dài hơn thông thường). Vì lý do này mà cục quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ đã bắt buộc giảm liều cho nữ giới và đề nghị giảm cho cả nam giới.
Nếu không muốn mắc phải tình trạng này, bạn tốt hơn hết nên dùng thuốc theo lời dặn của bác sĩ và tuyệt đối không uống thuốc ngủ như Ambien nếu không thể ngủ nhiều hơn 7 tiếng.
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Journal of Hospital Medicine thì người uống thuốc ngủ chứa zolpidem có nguy cơ té ngã cao gấp 4 lần bệnh nhân thông thường trong thời gian nằm viện. Hai chân của con người có “cảm biến” để “định vị” trọng tâm và vị trí của bạn và thuốc ngủ làm chức năng này suy giảm dẫn đến té ngã. Đặc biệt, những bệnh nhân lớn tuổi rất dễ gặp phải tình trạng nguy hiểm này.
Theo một nghiên cứu năm 2012 đăng trên tạp chí BMJ Open, những người dùng thuốc ngủ theo toa có tỉ lệ ung thư và tử vong cao hơn người không dùng thuốc ngủ. Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng không thể khẳng định các thuốc ngủ chắc chắn sẽ gây ung thư hay chết người.
Một khi bắt đầu dùng thuốc ngủ, sẽ rất khó để bạn dừng lại, đặc biệt khi đã dùng trong thời gian dài. Một số người còn trải nghiệm chứng “tái mất ngủ” khi các rối loạn giấc ngủ càng nghiêm trọng hơn sau khi ngưng thuốc. Nếu muốn bỏ thuốc ngủ, bạn nên trao đổi với bác sĩ để giảm dần liều dùng thay vì bỏ ngang.
Nhìn chung, bạn nên tìm các phương pháp tự nhiên và điều chỉnh chế độ ăn với các thực phẩm tốt cho giấc ngủ trước khi sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ nếu chẳng may dùng thuốc ngủ quá liều.
Phong
Nguồn: Everydayhealth
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.