Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêu chảy có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả người trưởng thành và trẻ em. Trong trường hợp không được điều trị sớm, tình trạng này có thể gây ra mất nước nghiêm trọng hoặc nguy hiểm hơn là tử vong. Hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn để áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa một cách hiệu quả.
Tình trạng tiêu chảy ở người lớn chắc hẳn là một hiện tượng quen thuộc và nguyên nhân của bệnh lý này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh mãn tính khác. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn cũng như những phương pháp điều trị trong bài viết dưới đây.
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng với tần suất nhiều hơn 3 lần trong ngày, có sự thay đổi về màu sắc và tính chất phân, thậm chí có thể kèm theo máu. Bệnh tiêu chảy có thể được phân loại thành các dạng sau:
Các triệu chứng của tiêu chảy ở người lớn, đặc biệt là trong trường hợp tiêu chảy cấp tính thường kéo dài trong khoảng 2 - 3 ngày hoặc thậm chí một tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài và thường xuyên, vượt quá 2 tuần thì có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác của đường ruột. Trong trường hợp này, cần nên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Cần biết được các nguyên nhân bị tiêu chảy để có cách điều trị và phòng ngừa đúng đắn. Vậy nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn là do đâu?
Nhiễm khuẩn đường ruột thường là nguyên nhân gây tiêu chảy ở người lớn thông qua việc tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống nhiễm chất vi khuẩn, virus,... Mầm bệnh đi theo thực phẩm và xâm nhập vào đường ruột, kích thích niêm mạc gây ra viêm nhiễm cục bộ. Các loại vi khuẩn phổ biến gây ra tình trạng tiêu chảy như Salmonella, Clostridium và khuẩn tụ cầu thường xuất hiện trong nguồn nước sinh hoạt hoặc trong các thực phẩm sống như hải sản, gỏi cá sống, rau sống,... Những thực phẩm này thường chưa qua chế biến nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Những thực phẩm bẩn và kém vệ sinh đứng đầu trong các nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn. Khi tiêu thụ các thực phẩm chứa các chất độc hại, bị ôi thiu hoặc nhiễm vi khuẩn có thể gây ra nguy cơ ngộ độc. Điều này khiến người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt cao. Những tình trạng nặng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh trong quá trình nấu nướng, vận chuyển sẽ tạo điều kiện cho sự sinh sôi của vi khuẩn và lây nhiễm chéo. Ngoài những loại thực phẩm chế biến sẵn thì bảo quản thực phẩm không đúng cách tại nhà cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn. Đặc biệt là đối với thịt cá, rau củ quả cần được bảo quản đúng cách như đựng trong hộp kín có nắp hay bao bọc kín để tránh nhiễm khuẩn.
Một số người có cơ địa không dung nạp được đường cũng sẽ gây nên tình trạng tiêu chảy ở người lớn. Chất không được dung nạp như lactose trong sữa, glucose-galactose, fructose trong trái cây, mật ong có thể gây ra dị ứng và tiêu chảy. Nếu tiêu chảy thường xuyên, bạn nên kiểm tra lại những thực phẩm hay dùng hàng ngày hoặc có thể thực hiện xét nghiệm dị ứng để giúp phòng tránh sử dụng những thực phẩm này.
Viêm đại tràng là một bệnh lý viêm nhiễm bên trong đại tràng, thường biểu hiện chủ yếu qua tiêu chảy thường xuyên và kéo dài. Vi khuẩn như Shigella, Salmonella,... thường là nguyên nhân của viêm đại tràng. Ngoài ra, yếu tố như ngộ độc hóa chất, nhiễm nấm, căng thẳng và áp lực kéo dài cũng có thể gây ra viêm đại tràng và tiêu chảy thường xuyên.
Chúng ta đã biết được những nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn thông qua đoạn thông tin vừa chia sẻ ở trên. Cùng tìm hiểu thêm về cách điều trị và phòng ngừa bệnh tiêu chảy ngay phần dưới đây.
Tiêu chảy ở người lớn cũng như trẻ em đều có thể gây mất nước và mất chất điện giải trong cơ thể nên dẫn đến mệt mỏi, khó thở và choáng váng. Nếu tiêu chảy kéo dài mà cơ thể không được bù nước kịp thời có thể gây trụy tim, mất mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng của tiêu chảy, bạn nên bổ sung nước ngay lập tức bằng cách uống nước lọc hoặc nước chứa ion điện giải. Có thể sử dụng các gói bột điện giải oresol hoặc pocari sweat để pha với nước lọc.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục và kiểm soát tình trạng tiêu chảy. Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo loãng, canh súp, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ. Bổ sung vi sinh vật có lợi như cốm vi sinh hoặc sữa chua uống để tăng cường hệ vi sinh trong cơ thể. Hạn chế nước ngọt, nước uống có ga, thực phẩm giàu tinh bột và đường.
Chỉ sử dụng thuốc khi đã điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung nước nhưng triệu chứng vẫn kéo dài và đi kèm với sốt, mệt lả,... Để sử dụng thuốc đúng bệnh thì bạn cần xác định nguyên nhân tiêu chảy và thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi ruột để chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Thực hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên bao gồm rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Duy trì vệ sinh trong phòng tắm, bồn cầu và lavabo để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bài viết trên đây đã giải đáp về nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn. Đây là một bệnh lý phổ biến, thường xuất phát từ chế độ ăn uống kém vệ sinh, cơ thể không dung nạp đường hoặc ngộ độc thực phẩm,... Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy mà cần đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều điều trị kịp thời.
Xem thêm: