Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng tiêu chảy

Ngày 10/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau bụng tiêu chảy là triệu chứng về rối loạn tiêu hóa phổ biến. Tình trạng này xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Tuy đây không phải là tình trạng quá nghiêm trọng nhưng lại mang đến cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Cùng tham khảo bài viết sao đây để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng và tiêu chảy nhé!

Đau bụng là cơn đau xuất phát từ giữa ngực và vùng xương chậu. Tiêu chảy đặc trưng bởi tình trạng đi phân lỏng có thể kèm theo máu. Đau bụng và tiêu chảy mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vậy nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đau bụng tiêu chảy như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy

Đau bụng và tiêu chảy là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này xuất hiện với các triệu chứng như đi phân lỏng trên ba lần một ngày, đau quặn bụng có thể có hoặc không liên quan đến thức ăn, buồn nôn, chóng mặt, phân có thể kèm theo nhầy máu.

Đau bụng tiêu chảy 1
Đau bụng và tiêu chảy là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa thường gặp

Tình trạng đau bụng và tiêu chảy có thể xảy ra bởi các nguyên nhân sau:

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày có thể làm cho người bệnh bị đau bụng và tiêu chảy. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở dạ dày do virus hoặc vi khuẩn. Khi bị lây truyền mầm bệnh từ người khác hoặc do ăn uống thực phẩm có nhiễm virus hoặc vi khuẩn trong vòng vài giờ đến vài ngày, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng của viêm dạ dày. Đây là tình trạng không quá nguy hiểm và có thể tự hết mà không cần can thiệp điều trị. Người bệnh chỉ cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi điều độ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn kéo dài, tốt nhất bạn nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Ngộ độc thực phẩm

Đau bụng và tiêu chảy là những triệu chứng điển hình của tình trạng ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Ăn phải thức ăn bị ôi thiu, lên men lâu ngày;
  • Thực phẩm chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hoặc thực phẩm không rửa kỹ;
  • Thức ăn bị nhiễm virus, vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn như Staphylococcus, Salmonella,...;
  • Thực phẩm chứa chất bảo quản, chất phụ gia với lượng cao hơn mức an toàn.

Tuy tình trạng ngộ độc thực phẩm sẽ mất đi trong vài ngày nhưng để tránh các triệu chứng khó chịu của tình trạng này, nên lựa chọn thực phẩm vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng nhé!

Ăn quá nhiều hoặc ăn thực phẩm khó tiêu

Khi bạn nạp vào cơ thể một lượng lớn thức ăn, đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu. Hầu hết ai trong chúng ta cũng từng gặp phải tình trạng này, nhất là đối tượng trẻ em. Giải pháp để ngăn ngừa tình trạng này là hãy kiểm soát khẩu phần ăn trong mỗi bữa, ăn chậm nhai kỹ, cân bằng đủ nhóm chất, đặc biệt lưu ý bổ sung khoáng chất và chất xơ trong mỗi bữa ăn.

Hội chứng ruột kích thích

Đau bụng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng hội chứng ruột kích thích. Triệu chứng của bệnh là đau bụng quanh vùng rốn hoặc dọc theo khung đại tràng. Cơn đau bụng thường kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón. Tình trạng này có thể được kiểm soát nếu bạn tập thể dục, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và giảm căng thẳng.

Đau bụng tiêu chảy 2
Đau bụng tiêu chảy kéo dài là dấu hiệu cảnh báo tình trạng hội chứng ruột kích thích

Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột là tình trạng tổn thương tại ruột bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Bệnh bao gồm triệu chứng đau bụng và tiêu chảy kéo dài, phân có lẫn máu, sụt cân, tổn thương mắt, viêm khớp,... Bệnh viêm ruột cần được cái bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Căng thẳng

Căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây kích thích nhu động của ruột, từ đó dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy. Khi não và ruột bị kích thích hoặc ức chế, sẽ dẫn đến các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này có thể được kiểm soát nếu bệnh nhân tập thể dục thường xuyên, ngồi thiền, điều trị các vấn đề tâm lý (nếu có), sử dụng liệu pháp liên quan đến nghệ thuật, âm nhạc để giảm bớt tình trạng căng thẳng. Nếu tình trạng căng thẳng vẫn tiếp tục kéo dài, người bệnh nên tìm đến các chuyên gia tâm lý để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc có thể gây tác dụng phục kích ứng dạ dày dẫn đến tình trạng đau bụng và tiêu chảy như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc hóa trị, thuốc kháng axit có chứa magie,... Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất sau vài ngày ngưng thuốc.

Mang thai

Khi mang thai, nội tiết tố, cấu trúc cơ thể và thói quen ăn uống cũng thay đổi. Vì thế mà phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy,... Nếu những triệu chứng này kéo dài các mẹ bầu nên đến thăm khám và bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phù hợp.

Điều trị đau bụng và tiêu chảy

Có thể kiểm soát tình trạng đau bụng và tiêu chảy thông qua việc dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị tại nhà như sau:

Dùng thuốc

Một số loại thuốc dưới đây thường được dùng để giảm bớt triệu chứng đau bụng và tiêu chảy:

  • Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng;
  • Thuốc chống co thắt;
  • Thuốc chống trầm cảm giúp giảm tình trạng lo lắng, căng thẳng;
  • Thuốc cầm tiêu chảy, lợi khuẩn đường ruột.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc trong bất cứ trường hợp nào.

Đau bụng tiêu chảy 3
Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ

Không dùng thuốc

Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị tình trạng đau bụng và tiêu chảy, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Bổ sung nước và trái cây để tránh tình trạng mất nước;
  • Không uống rượu hoặc các thức uống khác có chứa caffeine;
  • Tình trạng nhu động ruột đã ổn định hơn, nên bổ sung ít chất xơ;
  • Tránh thức ăn chứa nhiều chất béo hoặc thức ăn cay nóng;
  • Tránh căng thẳng, có thể ngồi thiền hoặc tập yoga.

Dinh dưỡng cho người bị đau bụng tiêu chảy

Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong quá trình bị đau bụng và tiêu chảy. Cần biết những thực phẩm nên dùng và không nên dùng để tình trạng này nhanh chóng được đẩy lùi.

Thực phẩm nên dùng khi bị đau bụng và tiêu chảy

Người gặp tình trạng đau bụng và tiêu chảy có thể áp dụng chế độ ăn BRAT gồm chuối, gạo trắng, mứt táo, bánh mì. Đây là những thực phẩm ít chất xơ, lành tính, giúp ngăn chặn tình trạng đau bụng và tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm bột yến mạch, ngũ cốc, khoai tây, thịt bò ít mỡ,... Điều quan trọng là cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, bao gồm cả nước lọc, nước dừa, nước ép trái cây, điện giải,...

Thực phẩm không nên dùng khi bị đau bụng và tiêu chảy

Khi đang trong tình trạng tiêu chảy, đau bụng, bạn cần tránh những thực phẩm sau đây:

  • Sữa và những thực phẩm từ sữa;
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ;
  • Thực phẩm được chế biến sẵn, chứa chất phụ gia;
  • Trái cây, rau sống chưa được chế biến kỹ;
  • Thức ăn chua, cay.
Đau bụng tiêu chảy 4
Không nên dùng sữa và những thực phẩm từ sữa khi đang tiêu chảy, đau bụng

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc những nguyên nhân dẫn đến đau bụng tiêu chảy cũng như cách điều trị tình trạng khó chịu này. Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi triệu chứng của bệnh, hãy cân nhắc thực hiện theo những lời khuyên bên trên. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp nhé! 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm