Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa ngộ độc kháng sinh

Ngày 25/08/2023
Kích thước chữ

Nhờ hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả mà nhiều người thường lạm dụng kháng sinh mà không có ý kiến bác sĩ dẫn đến các trường hợp ngộ độc kháng sinh tại nhà. Vậy làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc kháng sinh?

Khi chúng ta phụ thuộc vào các loại kháng sinh để chữa trị bệnh thì vẫn có khả năng xảy ra ngộ độc kháng sinh. 

Ngộ độc kháng sinh là một tình trạng không mong muốn và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân và biểu hiện khi bị ngộ độc kháng sinh để hạn chế được các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, từ đó có cách phòng ngừa ngộ độc kháng sinh hiệu quả.

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn. Chúng hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển hoặc giết chết vi khuẩn gây bệnh. Thuốc kháng sinh được phân loại dựa trên cách chúng tác động lên vi khuẩn hoặc cấu trúc hóa học của chúng. Việc uống kháng sinh phải được hướng dẫn và giám sát bởi bác sĩ, bởi vì việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc quá thường xuyên có thể gây ra kháng thuốc, làm giảm hiệu quả của việc điều trị.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa ngộ độc kháng sinh 2
Thuốc kháng sinh ức chế sự phát triển hoặc giết chết vi khuẩn gây bệnh

Các dấu hiệu ngộ độc kháng sinh

Tùy thuộc vào từng loại kháng sinh mà sẽ có các dấu hiệu ngộ độc khác nhau. Sau đây là một số dấu hiệu ngộ độc kháng sinh phổ biến bạn cần biết:

  • Phát ban, đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, ảnh hưởng thính giác và vị giác.
  • Đổi màu nước tiểu, nước mắt, mồ hôi thành màu đỏ cam.
  • Ngộ độc cấp tính có thể gây đau bụng, khó thở, tiêu chảy, phù mặt, ngứa, sưng mắt.
  • Ngộ độc gây bệnh bao gồm suy gan cấp tính, tổn thương thận cấp, co giật, ngừng tim.
  • Co giật, toan chuyển hóa, hạ huyết áp, suy gan cấp tính, nhiễm độc gan.
  • Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, có thể gây nhược cơ.
  • Suy giảm thính lực do tổn thương tế bào ốc tai. Có thể gây kích ứng không phục hồi, hoại tử ống thận hoặc viêm thận.
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa ngộ độc kháng sinh 3
Ngộ độc kháng sinh rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời

Nguyên nhân gây ngộ độc kháng sinh

Ngộ độc kháng sinh có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Sử dụng không đúng liều và đúng thời gian: Kháng sinh thường được kê đơn theo liều lượng và thời gian cụ thể để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nếu bạn uống kháng sinh quá nhiều hoặc không tuân theo liều lượng và thời gian uống, vi khuẩn có thể kháng lại thuốc kháng sinh, dẫn đến ngộ độc kháng sinh.
  • Tự uống kháng sinh: Tự ý sử dụng kháng sinh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ngộ độc kháng sinh.
  • Tương tác với các loại thuốc khác: Một số loại thuốc có thể tương tác với kháng sinh, làm giảm hiệu quả hoặc tạo ra tác dụng phụ.
  • Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết: Có một số bệnh do virus gây ra thì không thể dùng kháng sinh để điều trị được vì kháng sinh không có tác động đối với virus.
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa ngộ độc kháng sinh 4
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh khi không có ý kiến bác sĩ

Cách phòng ngừa ngộ độc kháng sinh

Ngộ độc kháng sinh có thể là một vấn đề nghiêm trọng và cần được xử lý bởi các chuyên gia y tế. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn và tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số cách phòng ngừa ngộ độc kháng sinh:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Chỉ uống kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn. Sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ và không bao giờ tự ý tăng hoặc giảm liều lượng hoặc thay đổi thời gian sử dụng.
  • Chỉ dùng khi cần thiết: Kháng sinh chỉ nên được dùng khi thực sự cần thiết, như trong trường hợp nhiễm khuẩn vi khuẩn. Tránh uống kháng sinh cho các bệnh do virus gây ra.
  • Tuân thủ liều lượng và thời gian: Đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng được đề ra ngay ban đầu.
  • Quan sát tác dụng phụ: Nếu bạn có triệu chứng tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, đau nhức cơ và nguy hiểm hơn là ngất xỉu sau khi dùng kháng sinh, hãy báo cho bác sĩ biết ngay hoặc đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị. 
  • Tránh sử dụng thuốc kháng sinh của người khác: Kháng sinh là loại thuốc được kê đơn riêng cho từng trường hợp cụ thể. Không nên dùng kháng sinh của người khác. Mỗi người sẽ có hệ miễn dịch và đề kháng khác nhau, không thể dùng chung để chữa bệnh.
  • Tăng cường miễn dịch: Duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống cân đối, tập thể dục và ngủ đủ giấc là cách để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa ngộ độc kháng sinh 5
Khi mắc bệnh thì nên đi khám bác sĩ để tìm ra được phương pháp chữa trị tốt nhất

Ngộ độc kháng sinh là một phản ứng sốc phản vệ rất nguy hiểm cho sức khỏe, nếu không được chữa trị đúng cách thì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng hoặc gây ra các biến chứng sau này. Do đó, khi sử dụng kháng sinh phải luôn tuân thủ theo đơn của bác sĩ và không được tự uống khi chưa được chẩn đoán đúng bệnh. Kháng sinh là thuốc chữa bệnh rất hiệu quả và nhanh chóng, bên cạnh đó cũng cần phải có những lưu ý nhất định để tránh bị kháng thuốc cũng như ngộ độc kháng sinh. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin