Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay chưa có cách điều trị bệnh Alzheimer dứt điểm mà chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bên cạnh đó sử dụng kèm theo một số thuốc để kiểm soát hành vi.
Bệnh thường gặp ở những người ngoài 60 tuổi nhưng không có nghĩa người trẻ sẽ không mắc bệnh. Làm thế nào để cải thiện trí nhớ và cách chữa bệnh Alzheimer như thế nào thì bạn theo dõi tiếp bài viết dưới nhé.
Bệnh Alzheimer là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ nghiêm trọng và cản trở các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nói và suy nghĩ nếu tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. Bệnh Alzheimer tiến triển chậm và thường bắt đầu với các triệu chứng nhẹ. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân thường bị tổn thương não rất nguy hiểm.
Đôi khi chúng ta quên một số việc trong cuộc sống hàng ngày nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì không phải là bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ. Nhưng nếu chứng hay quên này khiến bạn quên đường về nhà thì bạn nên xem xét lại tình trạng bệnh của mình.
Bệnh Alzheimer thường gặp ở những người trên 60 tuổi, người bị suy giảm trí nhớ sau tai nạn, người bị viêm não, tiền sử gia đình mắc bệnh. Người bệnh có thói quen xấu như hút thuốc lá hoặc mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, suy thận, suy gan,… rất dễ mắc bệnh Alzheimer.
Để chẩn đoán bệnh Alzheimer thì dựa vào các chẩn đoán lâm sàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh nhân, thậm chí đặt câu hỏi và yêu cầu bệnh nhân trả lời để thu thập thông tin tình trạng và bệnh tiền sử. Dựa vào câu trả lời của bệnh nhân để chẩn đoán xem bệnh nhân có bị bệnh Alzheimer hay không.
Bên cạnh đó bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT não, MRI não, chẳng hạn như chụp PET scan. Những phương pháp này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Nếu so sánh não của những người bình thường với những người bị bệnh Alzheimer thì những người bị bệnh Alzheimer bị teo não ở thùy thái dương và vùng hồi hải mã.
Hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer đều hoạt động hiệu quả khi bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu hoặc giữa.
Thuốc kháng cholinesterase thường được dùng cho bệnh nhân mắc Alzheimer từ nhẹ đến trung bình. Chúng ngăn chặn sự phân hủy của acetylcholine - Đây là một chất hóa học quan trọng đối với khả năng ghi nhớ và tư duy. Nó giúp giảm nhẹ một số triệu chứng và kiểm soát hành vi tốt hơn.
Các nhóm thuốc loại này bao gồm: Galantamine, Donepezil, Rivastigmine,... Tuy nhiên, khi bệnh Alzheimer tiến triển, não sản xuất ngày càng ít acetylcholine dẫn đến thuốc mất dần tác dụng.
Đối với bệnh nhân Alzheimer giai đoạn giữa và cuối, bác sĩ có thể kê đơn thuốc memantine. Với tác dụng là giảm các triệu chứng và cho phép duy trì một số chức năng lâu hơn. Memantine có nhiệm vụ ngăn chặn glutamate tăng quá cao có thể gây chết tế bào não. Thuốc này và thuốc kháng cholinesterase có thể sử dụng cùng một lúc.
Thuốc chống co giật
Phổ biến nhất là natri Valproate, Carbamazepine và Oxcarbazepine. Các tác dụng phụ của chúng bao gồm buồn ngủ, không tỉnh táo, chóng mặt.
Thuốc chống lo âu
Một số loại thuốc chống lo âu mà người bệnh có thể dùng là Lorazepam và Clonazepam. Những loại thuốc này giúp giảm cảm giác bồn chồn, kích động nhưng có thể gây buồn ngủ, chóng mặt. Các bác sĩ thường chỉ kê đơn thuốc này trong thời gian ngắn.
Thuốc kiểm soát hành vi
Chỉ được kê đơn khi các loại thuốc khác không có tác dụng bao gồm: Citalopram, Mirtazapine, Sertraline, Bupropion, Duloxetine, Imipramine. Bệnh nhân Alzheimer có thể gặp các triệu chứng hành vi phổ biến như mất ngủ, đi lang thang, bồn chồn, hung hăng và trầm cảm. Sử dụng loại thuốc này giúp họ kiểm soát được hành vi của mình và cảm thấy thoải mái hơn.
Thuốc chống loạn thần
Nhóm thuốc Risperidone, Quetiapine, Olanzapine có thể giúp những người bị bệnh Alzheimer giảm ảo giác hoặc kích động. Tuy nhiên, chúng có những tác dụng phụ rất nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy thuốc thường chỉ được kê đơn cho những người bị bệnh Alzheimer nặng.
Người bệnh sẽ được bác sĩ kê thuốc từ những liều thấp nhất sau đó tăng dần cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn thì dừng lại. Thời gian sử dụng thuốc cần theo dõi cẩn thận vì hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer đều có tác dụng phụ.
Nếu nhận thấy thêm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn nên báo ngay cho bác sĩ.
Để cải thiện bệnh sa sút trí tuệ, người bệnh cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần cũng như sức khỏe thể chất của mình. Đối với sức khỏe tinh thần, hàng ngày người bệnh nên đọc sách, tham gia các hoạt động ngoài trời, trò chơi và gameshow, giao tiếp giữa người với người. Quan trọng nhất hạn chế những công việc căng thẳng.
Người chăm sóc bệnh nhân nên tuân theo hướng dẫn điều trị bệnh Alzheimer của bác sĩ. Bao gồm sử dụng cả thực phẩm chức năng hoặc chất bổ sung vitamin và thông báo ngay cho bác sĩ khi có thêm hoặc các triệu chứng lạ của bệnh nhân.
Để hạn chế bệnh tiến triển, không nên thay đổi môi trường sống của bệnh nhân. Vì bệnh nhân Alzheimer thường gặp khó khăn lớn trong việc thích nghi với môi trường sống mới.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.