Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị đau thượng vị bên trái nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu tất tần tật về nguyên nhân cũng như các biện pháp cải thiện triệu chứng này trong bài viết dưới đây nhé!
Đau thượng vị bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Mức độ và tần suất các cơn đau tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh đang gặp phải. Việc nắm rõ các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Vậy nguyên nhân gây ra cơn đau ở vùng thượng vị bên trái là gì và cách khắc phục ra sao? Mời bạn đọc tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Vùng thượng vị nằm ở nơi tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa quan trọng như gan, phổi, lá lách, thận, đường ruột và buồng trứng. Việc nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đau thượng vị bên trái sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, hiện tượng đau ở vùng này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như:
Mặc dù đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng rất dễ tái phát và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây ra đau dạ dày thường là do thói quen ăn uống không đúng giờ giấc. Hoặc lạm dụng thức ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, cũng có thể gây ra đau thượng vị bên trái.
Đại tràng là một phần của ruột già, nằm ở gần cuối đường tiêu hóa. Triệu chứng điển hình là đau ở vùng thượng vị bên trái, chán ăn, đầy bụng, ngủ kém và thường xuyên đi ngoài khiến cơ thể suy nhược. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như cả hai bên hố chậu và vùng hạ sườn bên phải.
Bệnh viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tình trạng viêm dạ dày thông thường. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng hoặc do uống nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc giảm đau. Cơn đau thượng vị bên trái đi kèm với biểu hiện chán ăn, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn đột ngột. Các triệu chứng này sẽ tồi tệ hơn khi đói, sau khi ăn hoặc vào ban đêm.
Với trường hợp này, cơn đau ở vùng thượng vị bên trái thường không nghiêm trọng, chỉ kéo dài trong khoảng vài giờ và biến mất sau đó. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác có thể bao gồm đau bụng thành từng cơn, khó tiêu, chướng hơi và phân lúc lỏng lúc rắn.
Sỏi thận được hình thành từ cặn khoáng lắng đọng trong thận. Khi đi vào niệu quản có thể gây ra các cơn đau quặn ở vùng thượng vị bên trái. Đi kèm với các dấu hiệu như buồn nôn, đau khi đi tiểu, màu nước tiểu thay đổi và sốt.
Đây là một tình trạng nguy hiểm cần phải được cấp cứu ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm. Khi bị tắc ruột, bất kỳ đoạn ruột nào cũng có biểu hiện đau ở vùng thượng vị bên trái, kèm theo cảm giác buồn nôn và các âm thanh to lớn trong ổ bụng theo từng cơn.
Đây là nguyên nhân khởi phát các cơn đau thượng bị bên trái. Ngoài ra, khi gặp phải tình trạng này người bệnh có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như khó thở, da tái nhợt, lạnh run... Trường hợp nặng có thể khiến bụng phình to và đập theo nhịp tim. Đây là một triệu chứng nguy hiểm và cần được cấp cứu sớm.
Giun khi chui từ ruột non ngược lên hành tá tràng và vào ống mật, túi mật gây ảnh hưởng đến chức năng của ống mật. Trường hợp này có thể sẽ gây ra triệu chứng đau dữ dội ở vùng thượng vị phía bên trái kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa và đổ mồ hôi.
Bị viêm loét dạ dày trong thời gian dài nếu không kiểm soát kịp thời có thể tiến triển gây thủng dạ dày và nguy cơ tử vong cao. Người bị thủng dạ dày sẽ cảm thấy đau ở thượng vị bên trái, cơn đau xuất hiện đột ngột và liên tục, có xu hướng nặng hơn khi nằm hoặc đứng.
Nếu tình trạng đau thượng vị bên trái chỉ mới xuất hiện và cơn đau chỉ âm ỉ trong thời gian ngắn. Người bệnh có thể tham khảo các biện phải dưới đây để giúp cải thiện các triệu chứng thử trước khi cần sự can thiệp của bác sĩ.
Nếu tình trạng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy thăm khám bác sĩ và tuân thủ tuân sử dụng thuốc theo đơn từ bác sĩ. Thuốc có thể bao gồm các loại kháng axit để kiểm soát việc tiết axit dạ dày hoặc thuốc ức chế thụ thể H2 nếu bạn có triệu chứng như ợ hơi, chán ăn và tiêu chảy. Hãy nhớ không tự mua thuốc và sử dụng chúng mà không được hướng dẫn từ bác sĩ.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan. Đối với những người mắc đau thượng vị bên trái, có thể bổ sung một số thực phẩm sau đây vào chế độ ăn của mình như:
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc sẽ phần nào hiểu hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng đau thượng vị bên trái. Đồng thời, biết cách cải thiện cơn đau hiệu quả. Trong trường hợp nếu triệu chứng kéo dài và không giảm bớt, người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.