Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân gây nên đau bao tử là gì?

Ngày 25/05/2024
Kích thước chữ

Đau bao tử là tình trạng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Đau bao tử hay còn được gọi là đau dạ dày là tình trạng gây ra các triệu chứng khó chịu ở vùng thượng vị, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây nên à bước đầu tiên để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng đau bao tử?

Đau bao tử hay còn gọi là đau dạ dày là tình trạng phổ biến do tổn thương lớp niêm mạc dạ dày trong thời gian dài. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bạn có thể tham khảo:

Chế độ ăn uống

  • Ăn uống không đúng giờ giấc: Bỏ bữa, ăn khuya, ăn quá nhanh, nhai không kỹ khiến dạ dày phải hoạt động liên tục dẫn đến tổn thương niêm mạc.
  • Thực phẩm không đảm bảo: Thức ăn ôi thiu, nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị, đồ ăn nhanh, đồ hộp…, sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit làm bào mòn niêm mạc.
  • Uống nhiều bia rượu, cà phê, nước ngọt có ga: Các chất kích thích này làm tăng tiết axit dạ dày gây hại cho niêm mạc.
nguyen-nhan-gay-nen-dau-bao-tu-la-gi 1.jpg
Chế độ ăn uống không khoa học có thể gây nên tình trạng đau bao tử

Vi khuẩn Helicobacter pylori

  • H. pylori là vi khuẩn có thể cư trú trong dạ dày và tấn công niêm mạc gây loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn này lây truyền qua đường phân, miệng, thường thông qua thức ăn và nước uống bị ô nhiễm.
  • Triệu chứng của nhiễm H. pylori bao gồm: Đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn... Nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, ung thư tá tràng...

Sử dụng thuốc tây dài hạn

Một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen, thuốc chống viêm không steroid..., có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày nếu sử dụng lâu dài. Nguy cơ bị tổn thương dạ dày do thuốc tây tăng cao ở những người có tiền sử loét dạ dày, người cao tuổi, người mắc bệnh gan, thận... Do vậy cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Căng thẳng kéo dài

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa theo nhiều cách, bao gồm: Làm tăng tiết axit dạ dày, co thắt dạ dày, rối loạn nhu động ruột...

Một số nguyên nhân khác

  • Hút thuốc lá.
  • Bệnh lý về gan, mật, tim mạch.
  • Dị ứng thực phẩm.
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ.

Lưu ý: Đây chỉ là một số nguyên nhân phổ biến gây đau bao tử. Để xác định chính xác nguyên nhân trong từng trường hợp bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Phòng ngừa tình trạng đau bao tử hiệu quả

Để phòng ngừa hiệu quả tình trạng đau bao tử bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, tránh bỏ bữa.
  • Cần nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày: Khoảng 1,5 đến 2 lít.
  • Tránh ăn quá no hoặc ăn khuya thường xuyên.
nguyen-nhan-gay-nen-dau-bao-tu-la-gi 2.jpg
Tránh ăn quá no để phòng ngừa tình trạng đau bao tử

Lối sống khoa học

  • Quản lý căng thẳng: Căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ đau bao tử. Nên áp dụng các biện pháp giải tỏa căng thẳng như tập thể dục, yoga, thiền định...
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng góp phần bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe.
  • Rèn luyện thường xuyên: Việc tập thể dục sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa bao gồm bệnh đau bao tử. Bạn nên tập các bài tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá gây hại cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ loét dạ dày và ung thư dạ dày. Những ai thường xuyên hút thuốc nên cai thuốc lá để bảo vệ sức khỏe.
  • Hạn chế rượu bia: Rượu bia kích thích dạ dày làm tăng tiết axit và có thể dẫn đến loét dạ dày. Nên hạn chế hoặc cai rượu bia để bảo vệ dạ dày.

Vệ sinh cá nhân

  • Nên rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng đảm bảo an toàn và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Không nên dùng chung những đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt...

Sử dụng thuốc hợp lý

  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen, naproxen…
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc sử dụng.

Khám sức khỏe định kỳ

Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh đau bao tử.

nguyen-nhan-gay-nen-dau-bao-tu-la-gi 3.jpg
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về tiêu hóa

Một số biện pháp bổ sung

  • Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa: Một số thực phẩm chức năng có chứa lợi khuẩn probiotics, vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
  • Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà gừng có tác dụng giúp giảm đau, giảm buồn nôn và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Áp dụng các biện pháp thư giãn: Yoga, thiền định, nghe nhạc nhẹ nhàng…, có thể giúp giảm căng thẳng.

Phòng ngừa đau bao tử hoàn toàn có thể thực hiện được nếu bạn áp dụng những biện pháp trên một cách kiên trì và khoa học. Việc duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe dạ dày và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân gây nên đau bao tử. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu gặp các triệu chứng của bệnh thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh lý của bản thân.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.