Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tiêu hóa/
  4. Đau dạ dày không do viêm loét

Đau dạ dày không do viêm loét là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Đau dạ dày không do viêm loét là bệnh khá phổ biến, biểu hiện tình trạng của chứng khó tiêu kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân gây bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau dạ dày không do viêm loét

Đau dạ dày không do viêm loét là gì?

Đau dạ dày không do viêm loét là bệnh khá phổ biến, biểu hiện tình trạng của chứng khó tiêu kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân gây bệnh. Những triệu chứng của bệnh tương tự như các bệnh liên quan đến viêm loét chẳng hạn như đau bụng, khó chịu ở bụng trên kèm theo ợ hơi. Bệnh được điều trị bằng thuốc kết hợp với việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt của người bệnh.

Triệu chứng đau dạ dày không do viêm loét

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau dạ dày không do viêm loét

Các dấu hiệu và triệu chứng của đau dạ dày không viêm loét bao gồm:

  • Đầy hơi, ợ hơi;
  • Nóng rát khó chịu ở phần ngực hoặc bụng, thuyên giảm sau khi ăn hoặc dùng thuốc kháng acid;
  • Buồn nôn;
  • Nôn ra máu;
  • Phân đen;
  • Khó thở;
  • Đau lan đến cổ, hàm và cánh tay.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên hoặc bất cứ cảm giác khó chịu nào bạn hãy theo dõi chúng. Nếu tình trạng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân đau dạ dày không do viêm loét

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày không do viêm loét

Đau dạ dày không viêm loét có thể bị nhiều lần, không rõ nguyên nhân và các bác sĩ nhận định là rối loạn chức năng (nghĩa là nó không nhất thiết gây ra bởi một bệnh cụ thể).

Việc dùng thuốc để điều trị các bệnh khác có thể là tác nhân gây cơn đau dạ dày tăng thêm. Ngoài ra, yếu tố thần kinh cũng ảnh hưởng nhiều đến sự co bóp của dạ dày.

Chia sẻ:

Hỏi đáp (0 bình luận)