Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân gây ra tình trạng đái dầm và cách điều trị hiệu quả

Ngày 27/12/2022
Kích thước chữ

Đái dầm là tình trạng thải nước tiểu một cách không tự chủ, thường xảy ra vào ban đêm trong khi ngủ, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Cùng tìm hiểu về tình trạng này nhé!

Đái dầm là tình trạng thải nước tiểu một cách không tự chủ, thường xảy ra vào ban đêm trong khi ngủ. Đái dầm là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, ở một số ít người lớn, chứng đái dầm cũng xảy ra. Vậy nguyên nhân đái dầm là gì? Cách điều trị tình trạng này như thế nào? Bài viết dưới đây Nhà Thuốc Long Châu sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về tình trạng đái dầm này này!

Đái dầm là tình trạng như thế nào?

Đái dầm là tình trạng thải nước tiểu một cách không tự chủ thường xảy ra vào ban đêm trong khi ngủ. Đái dầm là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Có khoảng 7% bé trai và 3% bé gái trong khoảng 5 tuổi mắc phải tình trạng này. Con số này giảm xuống 3% ở các bé trai khoảng 10 tuổi và 2% ở các bé gái. Hầu hết các trường hợp đái dầm cải thiện khi trẻ lớn hơn và chỉ có khoảng 1% nam giới và dưới 1% nữ giới mắc bệnh này khi 18 tuổi.

Có hai loại đái dầm:

  • Đái dầm ở trẻ dưới 6 tuổi: Ở độ tuổi này, thần kinh của trẻ chưa hoạt động hoàn thiện nên khả năng kiểm soát bàng quang kém. Đây là loại đái dầm phổ biến nhất.
  • Chứng đái dầm thứ phát là tình trạng xảy ra ít nhất 6 tháng hoặc thậm chí vài năm sau khi một người đã học cách kiểm soát bàng quang.

Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ em dưới 6 tuổi

Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ em dưới 6 tuổi

Nguyên nhân gây ra tình trạng đái dầm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm ở người lớn và trẻ em. Chủ yếu được chia thành hai nhóm do thay đổi sinh lý hoặc do bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đái dầm. Cụ thể:

Nguyên nhân đái dầm ở trẻ em

Hiện tại, nguyên nhân gây đái dầm vẫn chưa rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ gây đái dầm ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Một số trẻ có bàng quang kém phát triển hoặc do giảm tiết hormone vào ban đêm.
  • Ngoài ra, những thay đổi về tâm lý của trẻ cũng có thể dẫn đến đái dầm, bao gồm: Rẻ chịu áp lực từ cô giáo, bị cha mẹ la mắng, bị bạn bè bắt nạt...
  • Một số nghiên cứu cho thấy nguyên nhân là do di truyền. Nếu cha hoặc mẹ bị đái dầm khi còn nhỏ thì sẽ có tới 44% số trẻ mắc chứng này. Khi cả cha và mẹ đều mắc bệnh này, 77% trẻ em sẽ gặp tình trạng tương tự.
  • Ngoài ra còn có nguyên nhân sinh lý chiếm 1 - 2% như dị dạng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệunhiễm giun kim, suy thậnđái tháo đường... hoặc táo bón cũng có thể khiến trẻ đái dầm.

Giảm tiết hormone vào ban đêm là một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ em

Giảm tiết hormone vào ban đêm là một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ em

Nguyên nhân đái dầm ở người lớn

Tỷ lệ đái dầm ở người lớn thường thấp và chủ yếu là do bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Cấu tạo bàng quang nhỏ: Trên thực tế, kích thước của bàng quang nhỏ không khác nhiều so với các loại bàng quang khác. Tuy nhiên, người bệnh thường cảm thấy đầy bàng quang khi chỉ có một lượng nước tiểu nhỏ. Do đó, bạn có thể phải đi tiểu thường xuyên và gặp khó khăn trong việc kiểm soát được việc vệ sinh trong khi ngủ.
  • Bàng quang hoạt động quá mức: Cơ bàng quang chịu trách nhiệm co bóp và điều phối việc đi tiểu. Nếu các cơ này co bóp không đúng lúc sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu không kiểm soát cả ngày lẫn đêm, gây ra tình trạng đái dầm.
  •  Do rối loạn hệ thần kinh: Bệnh làm cho cơ thể mệt mỏi, gây tình trạng tiểu không ý thức được.
  • Do bệnh ung thư: Các khối u tuyến tiền liệt và bàng quang có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu. Điều này khiến thận không thể giữ nước, đặc biệt là vào ban đêm gây đái dầm.
  • Bệnh tiểu đường: Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát, các vấn đề sức khỏe trong cơ thể có thể thay đổi. Khi lượng đường trong máu cao, lượng nước tiểu cũng tăng để tăng đào thải đường qua nước tiểu. Điều này dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần vào ban ngày và đái dầm vào ban đêm.

Còn nhiều nguyên nhân khác như lạm dụng tình dục, táo bón, di truyền, tâm lý… cũng có thể gây đái dầm ở người lớn.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn

Điều trị bệnh đái dầm bằng cách chăm sóc

Nếu tình trạng đái dầm của trẻ không nghiêm trọng, cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị chăm sóc. Cụ thể như sau:

  • Cho trẻ uống ít nước vào ban đêm, không uống nước trước khi đi ngủ. Hãy tập cho trẻ thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng con mình sẽ tè dầm vào ban đêm nên thường dùng tã giấy cho con. Tuy nhiên, khi tình trạng đái dầm của con bạn đã thuyên giảm, bạn nên ngừng thói quen dùng tã.
  • Ngoài ra, cha mẹ có thể luyện cho trẻ thói quen đi tiểu đêm bằng cách đánh thức trẻ dậy. Cha mẹ nên khuyến khích và khen ngợi trẻ khi trẻ cố gắng thức dậy, tự đi tiểu hoặc thức cả đêm mà không tè dầm. Theo nghiên cứu, đây là phương pháp có thể giúp trẻ hết hẳn chứng đái dầm, tỷ lệ thành công cao tới 25%.
  • Cha mẹ không bao giờ nên la mắng, trừng phạt, đe dọa, gây căng thẳng và làm trầm trọng thêm tình trạng đái dầm của trẻ nếu tình trạng này không thuyên giảm. Cha mẹ nên theo dõi quá trình và sự tiến bộ của con mình để có thể điều chỉnh việc chăm sóc sao cho phù hợp nhất.

Đối với người lớn, áp dụng một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện chứng đái dầm hiệu quả:

  • Không nên uống quá nhiều nước, uống đủ nước hằng ngày.
  • Ăn uống điều độ.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Luôn giữ tâm trạng lạc quan vui vẻ, tránh lo âu buồn bã.
  • Đi tiểu trước khi đi ngủ.
  • Hoạt động tình dục điều độ.
  • Tập thể dục hằng ngày.
  • Không thức khuya, ngủ đủ giấc.

Uống ít nước trước khi đi ngủ là cách cải thiện bệnh đái dầm hiệu quả

Uống ít nước trước khi đi ngủ là cách cải thiện bệnh đái dầm hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ của Nhà Thuốc Long Châu về tình trạng đái dầm và cách điều trị hiệu quả. Đừng quên theo dõi Long Châu để cập nhật thêm những thông tin hữu ích trong cuộc sống nhé! Chúc bạn sức khỏe!

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin