Nguyên nhân hoại tử ngón chân và dấu hiệu nhận biết
Ngày 23/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Hoại tử ngón chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và cần điều trị, xử lý kịp thời để tránh làm ảnh hưởng đến những mô mềm, dây thần kinh xung quanh. Để tìm hiểu rõ hơn hoại tử ngón chân là gì, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.
Hoại tử ngón chân hay hoại tử chân là tình trạng vết thương ở ngón chân bị viêm nhiễm nặng dẫn đến các mô hoại tử và dần lan rộng. Tình trạng hoại tử ngón chân nếu không được phát hiện và điều trị tích cực, kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Thế nào là hoại tử ngón chân?
Hoại tử ngón chân là tình trạng không ai mong muốn, gây cho người bệnh nhiều rắc rối và đau đớn khi mắc phải. Đa số những trường hợp có vết thương hở ở chân, hoại tử ngón chân đều cần giúp đỡ để đi lại bình thường bởi khi này, cơn đau nhức khiến khả năng đi lại của người bệnh không còn linh hoạt nữa.
Ngoài việc gây rắc rối trong vấn đề đi lại, hoại tử ngón chân còn khiến các mô mềm, dây thần kinh, tế bào ở ngón chân, móng chân bị tổn thương, phá hủy và dần dần chết đi, khả năng phục hồi hoàn toàn là rất thấp. Các mô đã bị hoại tử thì không thể nào trở lại trạng thái ban đầu, cần thực hiện loại bỏ để tránh lây lan sang các mô xung quanh.
Vậy hoại tử ngón chân là gì? Vết thương bị hoại tử ở ngón chân là tình trạng các mô và tế bào bị tổn thương và dần chết đi vì các nguyên nhân cụ thể ở mỗi trường hợp. Số mô đã chết không thể khôi phục lại được và hoại tử ngón chân lan càng rộng, số mô chết càng cao sẽ gây tổn thương càng nhiều.
Hiện tượng hoại tử chân hay ngón chân hầu hết đều bắt nguồn từ việc vết thương bị nhiễm trùng. Khi phát hiện có tình trạng hoại tử ở chân người bệnh cần phải loại bỏ toàn bộ các mô đã chết này để giảm nguy cơ lan rộng hơn. Bệnh phát hiện càng sớm càng có khả năng chữa trị thành công.
Nguyên nhân dẫn đến hoại tử ngón chân
Theo các bác sĩ, tình trạng hoại tử ngón chân, hoại tử chân có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các mô bị viêm nhiễm nặng, không có khả năng phục hồi và dần chết đi. Nhận biết các tác nhân gây hoại tử ngón chân là điều kiện để chữa trị có hiệu quả, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát.
Vết thương hở
Các vết thương hở ở ngón chân do tai nạn nếu không được vệ sinh đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng vết thương và nguy cơ hoại tử ngón chân cũng cao hơn. Những vết thương có thể bị hoại tử là những vết thương sâu, nghiêm trọng, tổn thương nhiều mô và mạch máu nhưng không kịp thời xử lý, rửa vết thương đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử.
Biến chứng bệnh tiểu đường
Tình trạng hoại tử ngón chân là một dạng biến chứng tiểu đường phổ biến, thường gặp ở bệnh nhân bị tiểu đường nặng. Ngón chân có nhiều mạch máu và hầu hết các mô ở đây được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng có trong máu. Tuy nhiên ở người bệnh tiểu đường, các dây thần kinh không còn nhạy bén nữa khiến cho lượng đường trong máu cao hơn, hệ thống mạch máu bị tổn thương và đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm trùng các vùng trên cơ thể, trong đó có ngón chân, tăng cao.
Tắc nghẽn mạch máu
Như bạn đã biết, các mô và tế bào trên cơ thể đều được nuôi dưỡng và duy trì hoạt động nhờ máu, các mô ở ngón chân cũng vậy. Tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn do viêm nhiễm mạch máu hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể khiến mô tế bào không được nuôi dưỡng thường xuyên, dẫn đến chết dần chết mòn và gây nên tình trạng hoại tử ngón chân.
Hút nhiều thuốc
Một số nghiên cứu cho thấy việc hút thuốc lá hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân gây hoại tử ngón chân bởi khói thuốc và tác hại của thuốc lá khiến cho mạch máu dễ bị tắc nghẽn, giảm tuần hoàn máu đến ngón chân và từ đó khởi phát chứng viêm tắc mạch máu - nguyên nhân gây hoại tử ngón chân.
Nhận biết dấu hiệu bị hoại tử ngón chân
Việc phát hiện sớm tình trạng hoại tử ngón chân thông qua các triệu chứng cụ thể là cách tốt nhất để sớm điều trị bệnh, giảm thiểu hoại tử lan rộng ra các mô lành xung quanh. Khi phát hiện những triệu chứng dưới đây, bạn cần đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và tiến hành xử lý đúng cách.
Vết thương ở ngón chân có biểu hiện nhiễm trùng, sưng to và đau nhức. Chỗ vết thương có thể thấy sưng đỏ, màu đỏ đậm và lan dần sang các mô xung quanh.
Ngón chân bị hoại tử luôn có biểu hiện điển hình là đau nhức, các cơn đau nhói khó chịu và kéo dài, đặc biệt khi chạm vào vết thương bị nhiễm trùng.
Vùng da xung quanh ngón chân có những thay đổi rõ rệt về màu sắc, chuyển dần từ vàng sang nâu đậm và khi có màu đen thẫm là biểu hiện hoại tử ngón chân nghiêm trọng không thể khôi phục.
Có bọt trắng bất thường xuất hiện ở vết thương dưới ngón chân, có thể kèm theo chảy mủ, có dịch trắng hoặc vàng, mùi hôi tanh khó chịu.
Trường hợp bị hoại tử ngón chân nặng có thể nhận thấy thân nhiệt thay đổi nhanh chóng, người bệnh sốt cao, đau đầu,... chứng tỏ vi khuẩn đang dần xâm nhập vào bên trong cơ thể.
Cách xử lý khi bị hoại tử ngón chân
Cách tốt nhất bạn nên làm khi phát hiện mình có biểu hiện bị hoại tử ngón chân là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán mức độ tổn thương, đồng thời đưa ra phương án chữa trị thích hợp. Các nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình điều trị hoại tử ngón chân gồm:
Vết thương do hoại tử ngón chân cần được xử lý bởi bác sĩ có chuyên môn, tuyệt đối không tự ý uống, bôi thuốc tại nhà.
Loại bỏ các mô đã chết và xử lý vùng hoại tử là cách tốt nhất để giảm lây lan.
Trường hợp người bệnh tiểu đường cần phải ổn định đường huyết để tránh làm tổn hại cách mạch máu, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng khi có vết thương hở trên cơ thể.
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và tránh các thức ăn có thể gây viêm sưng, mưng mủ, vết thương bị nhiễm trùng như thịt gà, hải sản, thịt bò,...
Không nên hút thuốc lá khi đang điều trị hoại tử ngón chân, nếu được nên bỏ hẳn thuốc lá để bảo vệ sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên đây đã chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về chứng hoại tử ngón chân. Khi hoại tử ngón chân lan rộng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và mạch máu và gây nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan tự xử lý vết thương hở, vết thương nhiễm trùng tại nhà.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.