Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài và hướng giải quyết

Ngày 30/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

So với người lớn, trẻ 3 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn hay dùng thêm sữa công thức thường đi người nhiều lần hơn và rất ít khi bị táo bón. Chính vì thế, khi quan sát trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài, bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, cùng không nên quá vội vàng tìm cách giúp trẻ đi ngoài. Vậy trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài phải làm sao?

Trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài phải làm sao chắc hẳn đang là vấn đề quan tâm của không ít các bậc cha mẹ. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về tình trạng này đồng thời gợi ý hướng xử trí. Do vậy, đừng bỏ qua bản tin sức khỏe hôm nay bạn nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài

Để có thể tìm ra hướng xử trí phù hợp với tình trạng trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài, trước hết, cha mẹ cần hiểu rõ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vậy trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất và cần phân biệt nhất là 2 nguyên nhân giãn ruột sinh lý và táo bón. Cụ thể:

Giãn ruột sinh lý

Giãn ruột sinh lý là hiện tượng ruột tăng thể tích hơn so với bình thường, xuất hiện vào các thời điểm khác nhau trong các giai đoạn phát triển của trẻ.

Tuỳ vào từng trẻ mà hiện tượng này sẽ xuất hiện chênh lệch từ 2 - 3 tháng, song thường gặp nhất ở trẻ khi bắt đầu 2 tháng tuổi. Trên thực tế, có không ít các bậc cha mẹ nhầm lẫn hiện tượng này với chứng táo bón.

Trong thời kỳ giãn ruột, trẻ có thể không đi ngoài 7 - 10 ngày, thậm chí là hơn, song trẻ vẫn bú mẹ bình thường, phân của trẻ vẫn đều màu và mềm, không ảnh hưởng đến giấc ngủ hay sinh hoạt của trẻ.

Táo bón

Trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài thường là sẽ bú mẹ hoàn toàn hoặc dùng sữa công thức. Chính vì thế, nhiều cha mẹ thường ít nghĩ đến táo bón. Tuy nhiên, 3 tháng tuổi là giai đoạn trẻ làm quen với việc tự tiêu hoá thức ăn, chính vì thế, trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài do táo bón hoàn toàn có thể xảy ra.

Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả đó là trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày bị táo bón có thể do lượng nước trong cơ thể trẻ không đủ, bố mẹ cho trẻ bổ sung thêm sữa công thức hay chế độ ăn uống của mẹ thiếu khoa học… dễ khiến phân của trẻ bị cứng vón và khó đào thải.

Tuy nhiên, trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài do táo bón cũng có thể là dấu hiệu gợi ý bệnh lý nghiêm trọng như suy giáp bẩm sinh, các tổn thương đường tiêu hoá hoặc phình giãn đại tràng…

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài và hướng giải quyết 1
Táo bón là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài

Dấu hiệu nhận biết trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài

Như các bạn cũng đã biết, giãn ruột sinh lý và táo bón là hai nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài. Vậy làm sao để nhận biết trẻ mắc chứng giãn ruột sinh lý hay táo bón? Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết chứng giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ, bạn đọc có thể tham khảo:

Dấu hiệu nhận biết trẻ không đi ngoài do giãn ruột sinh lý

Nếu trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài do chứng giãn ruột sinh lý, cha mẹ có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau:

  • Trẻ nhiều ngày không đi ngoài mặc dù trước đó trẻ vẫn đi ngoài bình thường. Theo một số thống kê, thời gian không đi ngoài ở trẻ mắc chứng giãn ruột sinh lý là từ 7 - 10 ngày đối với trẻ bú mẹ và từ 3 - 5 ngày đối với trẻ dùng sữa công thức.
  • Trẻ đi ngoài phân mềm, hơi sệt, không bị cứng và có màu vàng nhạt nếu trẻ dùng sữa công thức và vàng tươi khi trẻ bú mẹ.
  • Trẻ hơi gồng mình và rặn nhẹ để đi ngoài. Lúc này trẻ đang học cách đẩy chất thải từ ruột ra ngoài, cần dùng sức rặn hơn bởi ruột giãn tăng kích thước.
  • Trẻ bú được nhiều hơn và ngủ ngoan hơn, mọi hoạt động sinh hoạt vui chơi của trẻ vẫn diễn ra một cách bình thường, trẻ không khó chịu cũng không mệt nhiều…
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài và hướng giải quyết 2
Trẻ không đi ngoài do giãn ruột sinh lý không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ không đi ngoài do táo bón

Ở trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài do táo bón, cha mẹ có thể nhận biết qua một số đặc điểm sau:

  • Số lần đi ngoài của trẻ giảm hơn so với bình thường: Thông thường, tần suất đi ngoài của trẻ 3 tháng tuổi sẽ dao động trong khoảng 2 - 3 lần/ngày. Nếu số lần đi ngoài của trẻ giảm xuống còn 1 lần/ngày và 2 - 3 ngày/lần thì cha mẹ có thể nghĩ đến việc trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, cần phân biệt với chứng giãn ruột sinh lý.
  • Trẻ khó đi đại tiện: Cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện, phải dùng sức rặn nhiều để đẩy chất thải ra ngoài. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy đau, khó chịu và sợ mỗi lần đi vệ sinh. Việc trẻ rặn gắng sức này về lâu về dài sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị trĩ. Phân của trẻ thường rắn và khô, có vết nứt ở bề mặt do thiếu nước.
  • Trẻ có thể bị chướng bụng và đầy hơi vì thức ăn đi vào cơ thể không được tiêu hoá và đẩy ra ngoài. Lúc này, bụng của trẻ có thể bị căng cứng, khi kích thích vào bụng của trẻ, trẻ thường xì hơi nặng mùi.
  • Khác với giãn ruột sinh lý, trẻ bị táo bón thường cảm thấy đầy bụng, chán ăn, khó chịu, ngủ không sâu giấc từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất cũng như tâm thần của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài và hướng giải quyết 3
Trẻ quấy khóc khi đi đại tiện có thể do trẻ bị táo bón

Phải làm sao khi trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài?

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài mà các bậc cha mẹ có thể xử lý theo các hướng khác nhau. Dưới đây là một số lưu ý chung nhất khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài, các bậc cha mẹ có thể tham khảo:

  • Bổ sung hợp lý men vi sinh cho trẻ trong trường hợp trẻ không đi ngoài do giãn ruột sinh lý. Việc làm này nhằm bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn từ đó tăng cường hấp thu dưỡng chất và sức đề kháng cho trẻ từ đó hạn chế táo bón.
  • Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ: Cha mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm. Điều này không chỉ giúp làm sạch cơ thể cho trẻ, hạn chế các loại vi khuẩn gây hại đồng thời giúp trẻ thư giãn, tăng lưu thông tuần hoàn máu.
  • Massage và chườm ấm vùng bụng cũng là việc cha mẹ nên làm bởi việc làm này không chỉ có tác dụng kích thích nhu động ruột giúp giảm đầy hơi mà còn giúp tăng hiệu quả hoạt động tiêu hoá.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng và tập vận động khoa học cho trẻ cũng giúp tăng nhu động ruột từ đó giúp trẻ sớm đi ngoài. Đối với trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài, các chuyên gia khuyến cáo nên ưu tiên sử dụng sữa mẹ đồng thời tăng số lần bú.
  • Cha mẹ cũng không nên thụt tháo cho trẻ quá nhiều bởi điều này có thể gây tổn thương hậu môn, thậm chí là mất phản xạ đi ngoài tự nhiên của trẻ.
  • Ngoài ra, cha mẹ cần nhớ tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những vấn đề sức khoẻ không đáng có xảy đến.
  • Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám nếu hiện tượng trẻ không đi ngoài kéo dài khi cha mẹ đã áp dụng phương pháp chăm sóc tối ưu để tránh những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Ngoài dấu hiệu không đi ngoài, bé còn kèm theo một số các dấu hiệu bất thường khác như sốt, đầy bụng, nôn, quấy khóc nhiều… cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài và hướng giải quyết 4
Cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề trẻ 3 tháng tuổi 7 ngày không đi ngoài mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc trong bản tin sức khỏe hôm nay. Hy vọng, qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ có thêm một lượng kiến thức hữu ích về chăm sóc trẻ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm