Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm khớp háng nhiễm khuẩn là một trong số những bệnh lý về xương khớp khá phổ biến và nguy hiểm. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và chức năng vận động hàng ngày của bệnh nhân.
Vậy viêm khớp háng nhiễm khuẩn xảy ra do đâu, các triệu chứng và cách điều trị ra sao? Để được giải đáp về vấn đề này, bạn hãy tham khảo nội dung ở bài viết sau.
Viêm khớp háng chính là tình trạng các khớp háng bị thương tổn, đau nhức và sưng viêm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự thương tổn ở khớp không chỉ khiến cho người bệnh gặp phải các triệu chứng khó chịu mà còn suy giảm khả năng vận động và khiến cho việc đi lại trở nên rất khó khăn.
Theo đó, một số nguyên nhân dẫn đến viêm khớp háng là:
Sự lão hóa của cơ thể
Theo thời gian, phần khớp háng nói riêng và hệ thống xương khớp sẽ trở nên suy yếu dần. Điều này khiến cho ổ khớp bị đánh mất sự cân bằng, mô sụn bị xơ hóa, dễ gây sự ma sát mạnh mỗi khi đi lại và gây ra triệu chứng bị sưng đau. Viêm khớp háng do thoái hóa hay còn có thể được gọi là thoái hóa khớp háng. Căn bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi, bệnh thường tiến triển chậm và dai dẳng.
Ảnh hưởng của chấn thương bên ngoài
Chấn thương cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến viêm khớp háng nhiễm khuẩn. Dưới sự tác động cơ học mạnh, các ổ khớp sẽ bị kích thích và khiến cho mô sụn bị nứt, giãn dây chằng và khiến cho các mô mềm xung quanh bị bầm tím.
Nhiễm trùng
Sự nhiễm trùng có thể khiến cho phần khớp háng bị đau nhức, sưng viêm và làm giảm khả năng vận động. Theo đó, tác nhân chính gây ra viêm khớp háng nhiễm khuẩn là do lậu cầu (với tỉ lệ chiếm từ 70 đến 75%), phế cầu, tụ cầu vàng, trực trùng coli, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh… Thông thường, chứng viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra sau khi bệnh nhân can thiệp các phương pháp điều trị ngoại khoa hoặc bị chấn thương…
Rối loạn tự miễn
Ngoài các nguyên nhân trên thì viêm khớp háng nhiễm khuẩn cũng có thể là hệ quả của chứng rối loạn tự miễn. Tình trạng này thường xảy ra khi hệ miễn dịch ở trong cơ thể tạo ra những kháng thể để tấn công vào mô mềm, dây chằng và mô sụn và khiến cho khớp bị đau nhức, sưng viêm. Viêm khớp háng do tự miễn có thể là do viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, tổn thương khớp do chứng lupus ban đỏ và các bệnh lý tự miễn khác.
Một số yếu tố thuận lợi gây ra bệnh:
Tình trạng viêm khớp háng nhiễm khuẩn có thể xảy ra mạnh mẽ hơn khi phụ nữ đang trong quá trình mang thai và tiền mãn kinh do sự áp lực của cân nặng và sự suy giảm nghiêm trọng của hormone estrogen.
Khi bị viêm khớp háng nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
Sự thương tổn tại ổ khớp sẽ có thể khiến cho khớp bị đau nhức mỗi khi đi lại và vận động. Thông thường, mức độ các cơn đau thường có xu hướng giảm mỗi khi bệnh nhân nghỉ ngơi và có xu hướng tăng dần lên mỗi khi vận động mạnh và đi lại.
Lớp bề mặt da ở bên ngoài có xu hướng nóng đỏ và sưng hơn so với các vùng da ở xung quanh. Nếu do các chấn thương bên ngoài, lớp da bên ngoài khớp thường bị bầm tím và có vết xây xước.
Triệu chứng cứng khớp thường xảy ra ở những bệnh nhân viêm khớp háng do chấn thương, thoái hóa và rối loạn tự miễn. Tình trạng cứng khớp thường xảy ra khi bệnh nhân vừa mới ngủ dậy và có xu hướng thuyên giảm dần khi bệnh nhân xoa bóp trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút.
Thời gian đầu, chứng viêm khớp háng nhiễm khuẩn thường chỉ khiến cho người bệnh khó khăn trong các động tác như mang vác đồ vật nặng, xoay người. Nếu như không được khắc phục, sự tổn thương tại khớp háng có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động như đi lại, ngồi…
Ngoài các triệu chứng trên, viêm khớp háng có thể khiến cho người bệnh bị đi lại khập khiễng, khớp phát ra âm thanh mỗi khi cử động, khớp bị tràn dịch…
Để điều trị viêm khớp háng nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp sau:
Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng viêm khớp háng nhiễm khuẩn. Hy vọng với nguồn kiến thức quan trọng này, bạn sẽ biết cách chủ động hơn trong việc điều trị để bệnh nhanh chóng được thuyên giảm.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.