Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khám khớp háng là một trong những phương pháp giúp bác sĩ đánh giá các vấn đề liên quan đến khớp háng, phổ biến nhất là vấn đề thoái hoá khớp háng. Vậy khám khớp háng bao gồm những danh mục nào? Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ đề khám khớp háng.
Khám khớp háng bao gồm những danh mục nào vẫn luôn là chủ đề được nhiều độc giả quan tâm. Để làm sáng tỏ chủ đề này, trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về khớp háng bạn nhé.
Khớp háng là khớp hình chỏm cầu, khớp hoạt dịch nằm ở giữa xương đùi và xương chậu, đi kèm với hệ thống cấu trúc dây chằng hay nói cách khác khớp háng chính là vị trí tiếp giáp giữa phần chỏm hình cầu của xương đùi với ổ cối của xương chậu. Nhờ vậy, phạm vi hoạt động của khớp háng thường rộng, trên cả 3 mặt phẳng, giúp cử động phần dưới của con người cử động một cách linh hoạt hơn. Đây là khớp lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí là quyết định đến khả năng vận động và di chuyển.
Cấu tạo của một khớp háng hoàn chỉnh sẽ bao gồm:
Với cấu tạo tương đối phức tạp nêu trên, khớp háng giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động thiết yếu trong đời sống hàng ngày của con người. Khớp háng quyết định sự linh hoạt, di chuyển và vận động mỗi ngày. Cụ thể:
Một số vấn đề thường gặp ở khớp háng có thể kể đến như:
Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở khớp háng khi bạn bước vào độ tuổi trung niên và cao tuổi. Khi bước vào giai đoạn này, chức năng của hệ cơ xương khớp của cơ thể sẽ suy giảm dần và dẫn đến quá trình thoái hoá.
Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh thoái hoá khớp háng đang có xu hướng trẻ hoá bởi nhiều các nguyên nhân khác nhau như công việc, lối sống, môi trường… Bên cạnh đó, thoái hoá khớp háng có thể xuất phát từ các chấn thương hoặc bệnh lý như viêm khớp, trật khớp, gãy cổ xương đùi…
Viêm khớp háng là kết quả của quá trình thoái hóa khớp dẫn đến tổn thương và viêm nhiễm tại vùng khớp háng. Khi bị viêm khớp háng, người bệnh phải đối mặt với những cơn đau đớn và khó chịu. Nếu không được can thiệp điều trị đúng hướng, cơn đau này có thể trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là có thể lan rộng sang vùng mông, đùi, thắt lưng…
Khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể bị hạn chế trong việc đi lại và vận động, cảm giác tê mỏi ở hai chân và khó khăn khi duỗi thẳng. Trong một số trường hợp, người bệnh không vận động do sợ đau. Điều này gây ra tình trạng cứng khớp, biến dạng chỏm xương, thoái hoá gai xương và hậu quả là dẫn đến chèn ép và mất dần khả năng vận động.
Trong nhiều trường hợp, vùng xương đùi không được cung cấp đủ máu đến để nuôi dưỡng dẫn đến tình trạng hoại tử. Thông thường, hoại tử chỏm xương đùi thường xuất phát từ các chấn thương khu vực xương đùi hoặc từ việc sử dụng xạ trị và hoá trị ung thư, uống Corticosteroid liều cao trong thời gian dài.
Ngoài ra, những đối tượng nghiện rượu bia, thuốc lá, thường xuyên sử dụng chất kích thích cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng hoại tử chỏm xương đùi.
Khi nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ các vấn đề bất thường về khớp háng, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám từ đó có hướng điều trị kịp thời và phù hợp nếu cần. Một câu hỏi đặt ra, khám khớp háng bao gồm những danh mục nào?
Dưới đây là một số danh mục trong khám khớp háng để hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về khớp háng, bạn đọc có thể tham khảo:
Khám lâm sàng giúp các bác sĩ xác định được chính xác các triệu chứng của bệnh trên lâm sàng từ đó đánh giá tình trạng diễn biến của bệnh. Khám lâm sàng bao gồm:
Hỏi bệnh
Bác sĩ sẽ hỏi một số thông tin như: Tuổi tác của người bệnh, người bệnh có từng bị chấn thương hay va đập gây tổn thương vùng khớp háng hay không, các triệu chứng mà người bệnh đã và đang gặp phải, một số vấn đề khác về nghề nghiệp, thói quen tập luyện, các thuốc đang dùng và tiền sử bệnh lý…
Khám triệu chứng lâm sàng
Bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán chính xác các triệu chứng trên lâm sàng, thông qua một số kỹ thuật như:
Làm các test đặc biệt
Khi đi khám khớp háng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số test đặc biệt để đánh giá bất thường về cấu trúc cũng như chức năng của khớp háng cùng các thành phần xung quanh. Các test đặc biệt này giúp đánh giá độ mềm dẻo, sự toàn vẹn của khớp háng…
Đo lường
Các thông số đo lường trong khám khớp háng bao gồm:
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số thăm dò chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân gây đau nhức và khó chịu vùng khớp háng, mông và đùi… Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp X quang. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp CT, chụp MRI, siêu âm…
Để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả, bác sĩ đôi khi có thể yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm mạch máu và động mạch đồ, xét nghiệm đông máu và công thức máu, xét nghiệm men gan và creatinin, định lượng đường máu, điện giải đồ, điện tâm đồ…
Có thể thấy rằng, việc chẩn đoán các vấn đề bất thường về khớp háng cần phải áp dụng nhiều phương pháp cũng như kỹ thuật khác nhau. Do đó, để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả, khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ bệnh liên quan đến khớp háng, bạn cần đi khám khớp háng càng sớm càng tốt. Mong rằng, với những chia sẻ trên đây của Nhà thuốc Long Châu, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về khớp háng, các vấn đề thường gặp về khớp háng và các danh mục khi thăm khám khớp háng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...