Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trên thực tế, trẻ 3 tháng bị táo bón không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên đây lại là vấn đề gây ra nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ, nhất là những người lần đầu được làm cha, làm mẹ. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan đến chứng táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi.
Táo bón khiến trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc không ngừng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho trẻ có nguy cơ biếng ăn, còi xương và suy dinh dưỡng. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ 3 tháng bị táo bón? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé.
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa với biểu hiện giảm tần suất bài xuất phân bình thường và kèm theo cảm giác khó và đau khi bài xuất do phân quá cứng hoặc quá to. Tần suất bài tiết phân của trẻ em theo lứa tuổi, do đó việc xác định trẻ bị táo bón cũng có sự khác nhau theo lứa tuổi. Cụ thể: Trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (nhiều hơn 2 ngày/lần), trẻ lớn dưới 2 lần/tuần (3 ngày/lần).
Theo các bác sĩ chuyên khoa: Táo bón có thể xảy ra cấp tính trong vài ngày, vài tuần, thậm chí là vài tháng và có thể tái phát nhiều đợt. Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng thường gặp trong thực hành nhi khoa và đây được coi là một vấn đề lớn trong sức khỏe cộng đồng.
Táo bón ở trẻ 3 tháng tuổi khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu táo bón sẽ giúp cha mẹ chăm sóc sức khỏe cho bé được tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình cảnh báo trẻ 3 tháng bị táo bón, cha mẹ có thể tham khảo:
Đối với trẻ 3 tháng tuổi, tần suất đi đại tiện trung bình dao động khoảng 1 - 2 lần/ngày. Trường hợp tần suất đi ngoài của bé giảm xuống còn 1 lần/ngày và vài lần 1 ngày thì cha mẹ cần lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ 3 tháng bị táo bón.
Tuy nhiên, cha mẹ cần phân biệt với thời kỳ giãn ruột của trẻ sơ sinh bởi đây cũng có thể là hiện tượng sinh lý khi trẻ được 2 tháng tuổi. Nếu trẻ đang trong thời kỳ giãn ruột thì trẻ sẽ giảm đột ngột số lần đi ngoài và tình trạng này có thể sẽ kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày không đi đại tiện, xong mọi sinh hoạt của trẻ vẫn diễn ra bình thường.
Khi bị táo bón, phân của trẻ thường rất cứng, to và khó bài xuất ra ngoài. Do vậy, trẻ sẽ phải rặn để kích thích bài xuất phân. Điều này khiến trẻ bị căng thẳng khi đi đại tiện và kèm theo đó là một số biểu hiện như gồng mình, mặt đỏ, thậm chí là khóc bởi bé cảm thấy đau. Trẻ 3 tháng bị táo bón kéo dài kèm theo phản ứng rặn gắng sức có thể khiến trẻ bị trĩ ngay từ khi còn rất nhỏ.
Một trong những cách nhận biết trẻ 3 tháng bị táo bón hay không đó là quan sát hình dạng phân. Mức độ táo bón có thể đánh giá thông qua một số đặc điểm như:
Trẻ 3 tháng bị táo bón có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến:
Với trẻ 3 tháng tuổi, phần lớn nguồn dinh dưỡng mà trẻ hấp thụ là truyền từ cơ thể mẹ sang thông qua sữa mẹ. Việc mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, khó tiêu và ít chất xơ sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị táo bón.
Để ngăn ngừa tình trạng táo bón cho trẻ, mẹ cần ăn những thức ăn mát và chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau củ quả. Đây được đánh giá là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung thêm lợi khuẩn từ những loại thực phẩm lên men như sữa chua.
Các chuyên gia chỉ ra rằng: Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Vì một lý do nào đó mà mẹ không đủ sữa để cho trẻ bú thì buộc phải cho trẻ dùng thêm sữa ngoài.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón là vì trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé yêu còn non yếu và chưa phát triển toàn diện, do vậy mà việc hấp thu và tiêu hóa sữa công thức cũng khó khăn hơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nguy cơ trẻ 3 tháng bị táo bón tăng cao. Thêm vào đó, nếu cha mẹ không nắm được cách pha sữa đúng thì cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón không thể không kể đến là do các bệnh lý bẩm sinh. Một số bệnh lý bẩm sinh mà trẻ thường hay mắc phải đó là phình đại tràng, suy tuyến giáp… Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh để hỗ trợ điều trị. Những loại thuốc này có thể khiến trẻ bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột từ đó gây rối loạn tiêu hóa và táo bón ở trẻ.
Lượng nước trong cơ thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, trong đó bao gồm đào thải phân. Khi cơ thể bị thiếu nước, phân sẽ bị vón và cứng lại. Điều này gây cản trở quá trình bài xuất phân và dẫn đến tình trạng táo bón.
Với trẻ 3 tháng tuổi, lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào việc trẻ bú mẹ nhiều hay ít. Khi trẻ bú ít thì lượng nước trong cơ thể sẽ không đủ để đáp ứng và đây chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị táo bón.
Táo bón kéo dài khiến trẻ 3 tháng tuổi gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ cần nắm được cách khắc phục kịp thời ngay từ khi trẻ mới chớm có dấu hiệu táo bón. Dưới đây là giải pháp khắc phục tình trạng táo bón cho trẻ 3 tháng tuổi, cha mẹ có thể tham khảo:
Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh chủ đề trẻ 3 tháng bị táo bón mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ có thể cho thêm nhiều kiến thức trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ hàng ngày.
Xem thêm: