Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Chăm sóc tóc

Vì sao tóc bị sần sùi? Bật mí cách chăm sóc tóc bóng mượt tại nhà

Ngày 30/07/2024
Kích thước chữ

Theo thống kê, có đến 80% phụ nữ gặp phải tình trạng tóc xơ rối, sần sùi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến mái tóc của bạn trở nên kém sức sống như vậy? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết lý do vì sao tóc bị sần sùi, khô xơ và cách chăm sóc hiệu quả để có được mái tóc suôn mượt, óng ả ngay nhé!

“Cái răng cái tóc là góc con người”. Mái tóc mềm mượt, óng ả luôn là niềm mơ ước của hầu hết các chị em. Thế nhưng, theo thống kê, có đến 80% phụ nữ gặp phải tình trạng tóc xơ rối, sần sùi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến mái tóc của bạn trở nên kém sức sống như vậy? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết lý do vì sao tóc bị sần sùi, khô xơ và cách chăm sóc hiệu quả để có được mái tóc suôn mượt, óng ả nhé!

Tóc bị sần sùi là như thế nào?

Tóc sần sùi là tình trạng tóc mất đi độ ẩm tự nhiên, lớp biểu bì bị tổn thương, gây nên tình trạng xơ rối, chẻ ngọn và thiếu sức sống. Nếu như một mái tóc khỏe mạnh được ví như một tấm lụa mềm mại, óng ả thì tóc sần sùi lại giống như một bó rơm khô, xơ xác.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng tóc bị sần sùi, khô xơ, bạn cần hiểu rõ về cấu trúc của sợi tóc. Mỗi sợi tóc sẽ bao gồm 3 lớp đó chính là lớp biểu bì, lớp vỏ và lõi tóc. Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng, đóng vai trò như một lớp áo giáp bảo vệ các lớp bên trong. Khi lớp biểu bì bị hư tổn, tóc sẽ dễ dàng mất nước và trở nên xơ rối.

Độ ẩm là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe của tóc. Khi tóc thiếu ẩm, các sợi tóc sẽ co lại, gây ra tình trạng xơ rối và dễ gãy rụng. Ngoài ra, tuổi tác, sức khỏe, thuốc men, cũng như các tác động từ môi trường như ánh nắng mặt trời, ô nhiễm... đều có thể làm tóc bị khô và xơ.

Vì sao tóc bị sần sùi? Bật mí cách chăm sóc tóc bóng mượt tại nhà 1
Tình trạng tóc bị sần sùi, khô xơ và gãy rụng

Tóc sần sùi không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài mà còn làm giảm đi sự tự tin của người sở hữu. Tóc khô, xơ rối, chẻ ngọn, khó vào nếp và dễ tĩnh điện là những biểu hiện rõ ràng của tóc bị hư tổn. Nếu không được chăm sóc đúng cách, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn và khó phục hồi.

Nguyên nhân vì sao tóc bị sần sùi?

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mái tóc của mình lại trở nên xơ rối, sần sùi dù đã chăm sóc kỹ lưỡng? Có nhiều yếu tố có thể góp phần làm cho tóc của bạn mất đi vẻ bóng mượt tự nhiên. Hiểu rõ những nguyên nhân vì sao tóc bị sần sùi dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ và phục hồi mái tóc suôn mượt.

Tóc bị sần sùi do độ xốp cao

Độ xốp của tóc chính là khả năng hấp thụ và giữ ẩm của tóc. Lớp biểu bì, lớp ngoài cùng của sợi tóc, đóng vai trò như một lớp vảy bảo vệ. Khi lớp biểu bì bị hư tổn, tóc sẽ trở nên xốp, dễ mất nước và các dưỡng chất, dẫn đến tình trạng khô xơ và dễ gãy rụng.

Vì sao tóc bị sần sùi? Bật mí cách chăm sóc tóc bóng mượt tại nhà 2
Tóc có độ xốp cao tạo cảm giác sần sùi, khô xơ

Môi trường xung quanh khiến tóc bị sần sùi

Nguyên nhân vì sao tóc bị sần sùi có thể kể đến do yếu tố môi trường. Độ ẩm cao khiến tóc dễ hấp thụ nước từ không khí, gây ra tình trạng phồng tóc và xơ rối. 

Ngược lại, môi trường quá khô cũng làm tóc mất nước, trở nên giòn và dễ gãy. Tia UV trong ánh nắng mặt trời làm suy yếu lớp biểu bì, khiến tóc bị oxy hóa và mất đi độ đàn hồi. Bên cạnh đó, ô nhiễm, khói bụi bám vào tóc gây tắc nghẽn lỗ chân lông cũng khiến cho tóc trở nên nặng nề hơn.

Tóc bị sần sùi do tác động của nhiệt độ cao

Nhiệt độ cao là nguyên nhân vì sao tóc bị sần sùi. Nhiệt độ cao từ máy sấy làm bay hơi ẩm tự nhiên của tóc. Nó khiến cho mái tóc trở nên khô và dễ gãy rụng. Một số dụng cụ tạo kiểu như máu uốn, duỗi, ép tóc bằng nhiệt độ cao cũng làm tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc của tóc, khiến cho tóc bị sần sùi, khô cứng.

Do lạm dụng hoá chất làm đẹp

Thuốc nhuộm, thuốc tẩy là một trong những hoá chất làm đẹp tóc phổ biến, được nhiều chị em ưa chuộng sử dụng. Các hóa chất có trong thuốc nhuộm và thuốc tẩy khiến cho lớp melanin bảo vệ của tóc bị mất đi, khiến tóc xơ yếu, gãy rụng. Các sản phẩm tạo kiểu như gel, sáp, keo xịt tóc cũng là tác nhân có thể gây khô tóc, bít tắc lỗ chân lông.

Do thói quen chăm sóc tóc không khoa học

Thói quen chăm sóc tóc không khoa học, ví dụ như gội đầu quá thường xuyên cũng khiến làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc. Thêm đó, thói quen chải tóc khi tóc còn ướt cũng khiến tóc trở nên mềm yếu và dễ gãy hơn. Buộc tóc quá chặt gây tạo áp lực lên tóc khiến cho tóc dễ bị gãy rụng, chẻ ngọn.

Bên cạnh những thói quen chăm sóc tóc không khoa học đó, việc sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc hằng ngày không phù hợp cũng là lý do vì sao tóc bị sần sùi. Tuỳ vào từng chất tóc riêng mà bạn nên lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. 

Ví dụ da đầu của bạn là da khô, tốt nhất hạn chế sử dụng những sản phẩm chăm sóc có công cụ làm sạch quá mức. Nó sẽ khiến cho tóc của bạn mất hoàn toàn đi độ ẩm và dầu tự nhiên. Điều này là lý do vì sao tóc bị sần sùi do thiếu độ ẩm và hydrat hoá.

Vì sao tóc bị sần sùi? Bật mí cách chăm sóc tóc bóng mượt tại nhà 3
Thói quen chăm sóc tóc không khoa học ảnh hưởng không tốt đến mái tóc

Do chế độ ăn uống không cân bằng

Protein là thành phần chính cấu tạo nên tóc. Thiếu protein sẽ khiến tóc yếu và dễ gãy. Bên cạnh đó, các vitamin như A, E, C và các khoáng chất như sắt, kẽm rất quan trọng cho sức khỏe của tóc. Chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cũng là lý do vì sao tóc bị sần sùi.

Do các yếu tố khác

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề tóc bị sần sùi, khô xơ. Ngoài những lý do kể trên, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng lớn đến mái tóc mềm mượt, óng ả của bạn ví dụ như:

  • Tóc tiếp xúc nhiều với clo: Việc tiếp xúc nhiều với clo có thể gây hại nghiêm trọng cho tóc. Nó khiến cho tóc của bạn mất đi dầu tự nhiên, khiến tóc khô yếu dẫn đến gãy rụng. Clo thường có trong nước hồ bơi, vì vậy những ai thường xuyên bơi lội có thể gặp phải tình trạng tóc bị sần sùi.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc ví dụ như nhóm retinoid, thuốc chống trầm cảm, chống đông máu, nhóm chẹn bêta, kháng giáp… khi dùng thường xuyên sẽ gây tác dụng phụ khiến tóc bị sần sùi, dẫn đến rụng tóc.
  • Stress: Stress làm rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất keratin - thành phần chính của tóc.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như bệnh tuyến giáp, bệnh vảy nến cũng có thể gây ra tình trạng tóc khô và xơ.

Bật mí cách chăm sóc tóc bóng mượt tại nhà

Bạn đã thử đủ cách mà mái tóc vẫn xơ rối, sần sùi? Đừng lo lắng, với những bí quyết đơn giản dưới đây, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng tóc của mình mà không cần đến salon:

  • Cắt tỉa tóc định kỳ 6 - 8 tuần một lần là cách hiệu quả để loại bỏ phần tóc chẻ ngọn, khô xơ. Điều này không chỉ giúp mái tóc trông gọn gàng hơn mà còn kích thích tóc mọc khỏe mạnh hơn.
  • Bổ sung các viên uống chuyên biệt dành cho tóc: Cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp tóc chắc khỏe từ chân đến ngọn, giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất như thịt, cá, trứng, rau xanh, trái cây. Đặc biệt, các loại hạt, quả bơ, cá hồi giàu omega-3 rất tốt cho tóc.
  • Chăm sóc tóc đúng cách: Gội đầu khoa học từ 2 - 3 lần/tuần với dầu gội và dầu xả phù hợp với từng loại tóc; sấy tóc ở nhiệt độ thấp và bảo vệ tối ưu tóc khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc, dưỡng tóc từ tự nhiên như: Dầu dừa, sữa chua, mật ong,…
  • Tạo kiểu tóc nhẹ nhàng: Hạn chế sử dụng hoá chất gây tổn thương tóc, buộc tóc và chải tóc nhẹ nhàng.
Vì sao tóc bị sần sùi? Bật mí cách chăm sóc tóc bóng mượt tại nhà 4
Bật mí bí kíp để nuôi dưỡng mái tóc mềm mại, óng ả tại nhà

Tóm lại, tóc bị sần sùi do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau. Hy vọng sau khi hiểu rõ nguyên nhân vì sao tóc bị sần sùi và những mẹo chăm sóc tóc kể trên sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng này và sở hữu một mái tóc mềm mượt, óng ả nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin